Thời gian đăng: 9/5/2016 09:10:08
Nguồn tham khảo : http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/
Việt-Nhật mối tương quan văn hóa (phần 3)
Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam. Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ "đẹp". Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây... một số người trẻ tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao. Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn.
Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998... Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không có loại lên men, có thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái cũng là do người Việt ở Ðông Bắc Thái làm ra.
Tới năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật, mà dường như không thấy có cuốn dạy nấu món ăn Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam.
Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung... Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật. Tới năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật.
>>>> xem thêm các chủ đề khác tại : Ngữ pháp tiếng Nhật
Hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc. Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt.
Thêm điểm nữa mà nhiều người Vệt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa. Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả.
Trong mối giao lưu Nhật-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhau?
>>>> Xem thêm chủ đề Học tiếng Nhật căn bản
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
|
|