Thời gian đăng: 9/8/2016 15:14:51
Bệnh viêm da cơ địa là một trong những chứng bệnh về da cấp và mãn tính, bệnh thường có dấu hiệu phát khởi điểm khi trẻ sơ sinh đến một tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh ủ lâu dài đến khi trưởng thành, khi gặp điều kiện thích hợp thì bệnh tái phát. Bệnh thường có các biểu hiện như nổi hồng ban, da khô, và có những mụn nước gây gứa khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu. Những nơi mà bệnh có thể xuất ra đó chính là trên mặt, khủy chân, tay, ngón tay, cổ chân. Bệnh rất dễ tái phát nên chính vì vậy cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để các bác sĩ khám và chuẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Để giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn thấu đáo hơn về bệnh Viêm da cơ địa, từ đó giúp con sống vui khỏe như bao đứa trẻ có làn da khỏe mạnh khác, PGS.TS – Bác sĩ Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương đã chia sẻ với độc giả những thông tin hữu ích sau.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa thế nào ?
Hiện nay cách trị bệnh viêm da cơ địa chủ yếu là giảm các triệu chứng của bệnh, giảm ngứa, ngăn chặn các triệu chứng viêm nhiễm do trẻ gãi nhiễm đặc biệt là bội nhiễm rất nguy hiểm. Phòng và tránh tình trạng bùng phát và tái phát của bệnh. Tùy vào mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất có thể để bệnh tạm lắng và tránh tái phát.
Bệnh thường khởi và bùng phát khi nào ?
Để giảm nguy cơ bùng phát của bệnh người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân cần phải lưu ý những điều sau. Khi thời tiết có dấu hiệu giao mùa, đặc biệt là ở miền bắc sự thay đổi khí hậu sảy ra rõ rệt đặc biệt là vào mùa đông, khí hậu khô hanh sẽ khiến cho da của trẻ bị khô rất dễ gây ra bệnh vì vậy nên dưỡng ẩm da cho trẻ bằng các loại kem chuyên dụng. Không nên dùng các loại chất tẩy, như xà bông, xà phòng, các loại kem bôi có các chất kích ứng.
Không nên mặc quần áo cho trẻ bằng các loại quần áo len tổng hợp, những loại vải thô ráp rất dễ gây ngứa và làm trầy xước da của trẻ, khi ra đường cũng nên mặc những loại quần áo ấm và giữ không để bụi bẩn vương vào da trẻ.
• Vệ sinh da: nhiệt độ nước từ 32 đến 34° C (nước quá nóng làm da khô và kích ứng), không dùng sữa tắm có xà phòng và lưu ý chất chlor trong nước có thể gây kích ứng da, …
• Thường xuyên thoa kem làm mềm da, giảm khô ngứa giúp mang lại cảm giác dễ chịu và giúp phòng ngừa tái phát. Nên chọn những sản phẩm êm dịu, hạn chế chất bảo quản, không hương liệu và không gây kích ứng da. Cách thoa kem nhẹ nhàng, không chà xát gây kích ứng da cũng rất quan trọng.
Làm gì khi trẻ ngứa khó chịu:
Để giảm tình trạng ngứa khiến cho trẻ gãi và dẫn đến xước da gây nên viêm nhiễm bạn nên cắt móng tay của trẻ nếu có, dùng gang tay hoặc bao tay để quấn lấy tay trẻ ( lưu ý nên chọn loại vải mỏng thoáng mềm), hoặc dùng tay thoa nhẹ nhàng lên vùng trẻ bị ngứa, xịt nước khoáng hoặc chườm mát bằng các vật dụng sạch. Khi chọn sản phẩm giúp làm ẩm da cho trẻ bạn cần ưu tiên các loại thuốc xịt có công dụng làm ẩm, dịu nhẹ, kháng viêm chuyên dùng cho bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
|
|