Thời gian đăng: 17/8/2016 16:21:13
Bệnh trĩ khi mang thai là một trong những bệnh phổ biến và hầu như người mẹ nào cũng đều mắc phải khi mang thai đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc sau sinh, nguyen nhan bi benh tri ở phụ nữ mang thai thường là do áp lực từ phía bụng xuống dưới vùng trực tràng khiến cho các tĩnh mạch nhỏ li ti ở dưới này phải chịu một sức ép cực kỳ lớn gây dãn và làm cho vùng tĩnh mạch ở đây máu bị ứ đọng và sưng nên. Khi gặp điều kiện thích hợp sẽ dẫn đến trầy xước và chảy máu.
Bệnh táo bon cũng là một trong những chứng bệnh mà khiến nhiều bà bầu khó chịu, và là nguyên nhân nhanh nhất gây nên tình trạng bị bệnh trĩ ở bà bầu. Do khi bị táo bón người khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn và rất khó đi, việc cố gắng dặn để cho phân ra bên ngoài vô tình gây áp lực lên tĩnh mạch ở dưới hậu môn. Lâu dần nó sẽ khiến cho bạn bị bệnh trĩ khi mang thai.
Bệnh trĩ thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.
Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
Làm gì khi bà bầu bị bệnh trĩ.
Việc đầu tiên khi biết mình bị bệnh trĩ các bà bầu nên đi đến các phòng khám trĩ hoặc bệnh viện vừa để kiểm tra sự phát triển của bé, vừa để xem mức độ bệnh trĩ của mình đến đâu, Không nên e ngại mà để lâu vì nếu để lâu nó sẽ khiến cho bạn bị mất máu nhiều dẫn đến suy nhược cơ thể và làm cho bạn mệt mỏi bệnh sẽ ngày càng nặng thêm
Các mẹ bầu công sở thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ khi mang thai vì thường xuyên ngồi lâu khi làm việc
Bà bầu bị trĩ phải làm sao ?
Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy nhiên nhiều người chưa có kiến thức về bệnh trĩ nên cũng không biết cách phòng, mà chỉ khi bị bệnh rồi mới tìm hiểu về bệnh. Việc phòng hay chữa bệnh đều liên quan đến nhau và chung 1 cách làm đó chính là thay đổi thói quen sinh hoạt của chính bản thân mình. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt bằng việc tránh ngồi nhiều, tập luyện thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, uống nhiều nước khoảng 2 lít mỗi ngày hoặc bổ sung các loại đồ ăn chứa nhiều chất sơ sẽ khiến cho bà mẹ có thể phòng và điều trị được bệnh trĩ ở giai đoạn đầu mà không cần phải dùng đến thuốc
Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.
Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.
Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.
Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.
Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.
Trên đó là những nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai, tuy nhiên các bà mẹ cũng cần lưu ý về chế độ ăn của chính mình để tránh mắc các bệnh về bệnh trĩ khi mang thai. Vậy người bị trĩ nên ăn gì khi mang thai để phòng tránh bệnh ?
|
|