Thời gian đăng: 20/8/2016 10:52:28
Rễ cam thảo chữa viêm họng : Viêm họng là căn bệnh khá đơn giản và cũng rất ít khi được chú trọng. Người bệnh thường dùng thuốc kháng sinh vì nó thuận tiện nhưng chính điều này đã khiến bệnh dễ gây biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Để hạn chế việc dùng thuốc tối đa trong những trường hợp được bác sĩ chỉ định bạn nên áp dụng những phương pháp điều trị triệu chứng viêm họng hạt bằng rễ cam thảo dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhất của mình cũng như người thân trong gia đình.
Rễ cam thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8 – 2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng tầng sinh gỗ và tia thủy tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu. Cam thảo vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, tả hoả. Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu.
Trong y học cổ truyền rễ cam thảo đã được dùng để điều trị chứng viêm họng từ rất lâu. Đây được xem là bài thuốc dân gian rất hiệu quả với người bệnh viêm họng.
Bạn có thể dùng rễ cam thảo làm bài thuốc chữa viêm họng hạt theo những cách sau:
Dùng rễ cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 - 4 lần
Rễ cam thảo hãm để súc miệng hay ngậm rồi súc miệng để làm dịu cơn đau họng, diệt khuẩn và giúp làm sạch khoang miệng, giúp hơi thở thơm tho.
Cam thảo sao 80g, cát cánh 40g. Cho lên sắc uống
Bên cạnh công dụng chua viem hong mu , rễ cam thảo còn được sử dụng trong điều trị một số bệnh khác như:
Ngăn ngừa nhiễm virus
Làm mềm và dịu da
Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp
Làm lành các vết loét dạ dày
Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận
Bảo vệ tim
Làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Lưu ý khi sử dụng rễ cam thảo
Dù là vị thuốc có nhiều công năng, nhưng trên thực tế rễ cam thảo cũng có nhiều tác dụng phụ, do vậy trong quá trình sử dụng mọi người nên chú ý. Những tác dụng phụ của cam thảo có thể ảnh hưởng khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Nhưng nói chung là cần phải thận trọng khi dùng những loại thuõc và các sản phẩm khác có chứa cam thảo với liều cao (trên 5g), hoặc trong thời gian dài (trên 2 tuần).
Đặc biệt là không nên dùng Cam thảọ cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Người có bệnh cao huyết áp, tim mạch, gan, thận… cũng phải thận trọng khi dùng các sản phầm có chứa cam thảo.
>>> Cách dân gian chữa viêm họng hạt hiệu quả
Ngoài ra, các sản phẩm có cam thảo sẽ có thể ảnh hưởng đến rất nhiều các thuốc khác dùng đồng thời như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc tim mạch digoxin, các thuốc có chuyển hóa qua gan,…
|
|