Thời gian đăng: 10/9/2016 20:28:28
Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với sản phẩm xuất khẩu, khách hàng nước ngoài có những đặc tính về văn hoá khác biệt nên yêu cầu càng khắt khe hơn. Chính sách sản phẩm của gạo xuất khẩu được trình bày bao gồm các giải pháp trong khâu sản xuất, chất lượng và chủng loại... của bài báo cáo thực tập xuất nhập khẩu
Ngày nay, giải pháp về giống lúa cần đi trước một bước, kể cả nghiên cứu, triển khai và việc áp dụng vào thực tiễn nhằm tạo ra những tiền đề cơ bản cho các giải pháp kỹ thuật khác phát huy có hiệu quả. Khi nghiên cứu cải tiến giống lúa hay nhập các loại giống mới phục vụ cho xuất khẩu cần chú ý các yêu cầu như năng suất cao, có khả năng thích nghi với các vùng địa lý, khí hậu của Việt Nam, đạt hiệu quả cao trong quá trình chế biến và có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thế giới. Thời gian từ khâu thử nghiệm đến khâu sản xuất đại trà cần được rút ngắn nhưng đồng thời phải giữ được độ an toàn khi đưa các giống lúa này ra áp dụng. Cần đầu tư cho khoa học, tập trung nhân giống mới chất lượng cao, báo cáo thực tập kế toán giúp nông dân đẩy mạnh xuất khẩu lúa thơm xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng tỷ trọng giống lúa này lên cơ cấu xuất khẩu gạo trong những năm tới để đáp ứng thị trường châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo... và số lượng đông đảo Việt kiều sống ở nước ngoài. Trong thời gian tới nên tập trung các vùng chuyên canh sản xuất các loại gạo đặc sản như Tám thơm, Nàng Hương, nếp cái hoa vàng... với sản lượng lớn dành cho xuất khẩu. Bên cạnh đó cần khắc phục tình trạng giảm sút về chất lượng của một số giống gạo đặc sản truyền thống nhằm khôi phục hương thơm vốn có của chúng.
Diện tích chuyên sản xuất lúa hàng hoá xuất khẩu cũng cần được quy hoạch cụ thể. Để có vùng chuyên canh lúa xuất khẩu ổn định cần thực hiện theo nguyên tắc: vùng không phải đánh thuế đất, thóc sản xuất ra phải được tiêu thụ hết với lợi nhuận ít nhất phải bằng trồng lúa hàng hoá tiêu thụ trong nước. Muốn vậy phải có sự ràng buộc chặt chẽ, cụ thể về pháp lý và kinh tế giữa cơ quan chức năng với người dân. Với các cơ quan khoa học và khuyến nông là chất lượng giống và quy trình thâm canh, với các cơ quan quản lý Nhà nước là giám sát và xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện. Trên nguyên tắc đó, khâu giống phải do các Viện và phân viện, các trung tâm khoa học kỹ thuật nông nghiệp các vùng đảm nhận và họ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước khâu tuyển chọn, du nhập và phổ biến các quy trình kỹ thuật thâm canh cho người dân xây dựng bài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh
|
|