Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao

5 Vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai các dự án Nhà ở xã hội hiện nay Đóng

Phát triển nhà ở xã hội qua một thời gian đã đượckhẳng định là một chủ trương đúng đắn, giúp nhiều đối tượng chính sách xã hội tạolập được chỗ ở, “an cư, lạc nghiệp”, góp phần giải quyết nhiều vấn đề an sinhxã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống pháp lý, các chính sáchưu đãi và hỗ trợ của nhà nước liên quan đến phát triển nhà ở xã hội đã được banhành tương đối đầy đủ.

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai các dự án nhà ở xã hội trong thời gian qua,còn một số vấn đề còn bất cập cần giải quyết, tháo gỡ để các dự án nhà ở xã hộiđược triển khai thuận lợi, hiệu quả, đóng góp tích cực vào các mục tiêu Chiếnlược Phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra, cụthể như sau:

1. Về việc quy hoạch và bố trí quỹ đất cho các dự án Nhà ở xã hội:

Theo quy định hiện hành, các dự án phát triểnđô thị phải dành 20% tổng diện tích đất ở để bố trí nhàở xã hội. Tuy nhiên, đối với các dự án đã triển khai trước đâythì không bố trí quỹ đất hoặc quỹ đất 20% đã được địa phương đầu tư xây dựngcho các mục đích khác; các dự án phát triển mới phải mất thời gian rất dài mớicó được quỹ đất sạch để triển khai. Chính vì vậy, tại thời điểm hiện nay, quỹđất phát triển nhà ở xã hội rất hạn hẹp, nhất là tại các địa phương có nhu cầucao về nhà ở xã hội (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh).

Mặt khác, trong quá trình lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chitiết đô thị, nhiều địa phương có quan điểm bố trí tập trung các dự án nhà ở xãhội vào một khu vực để các cư dân tương đồng về điều kiện sống, dễ quản lý vàbố trí các dịch vụ phục vụ cũng như tránh sự thương tổn tâm lý do khoảng cáchthu nhập, sự cách biệt lối sống giữa nhà ở cao cấp và nhà ở xã hội; nhiều địaphương khác muốn bố trí xen kẽ nhà ở xã hội với các loại hình nhà ở khác, trongkhi hiện nay, ở nước ta chưa có một điều tra xã hội học đô thị chính thức đượctổ chức để đánh giá những tác động xã hội của các dự án nhà ở xã hội với sựphát triển đô thị, làm cơ sở khoa học để bố trí quỹ đất xây dựng các dự án nhàở xã hội trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch xây dựng.

2. Về quy định dành 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê:

Theo quy định hiện hành, các dự án nhà ở xã hộiphải dành 20% diện tích để cho thuê, không phân biệt địa bàn, khu vực dự án.Trên thực tế, tại các đô thị lớn, nhu cầu thuê nhà ở xã hội lớn và quỹ nhà chothuê là cần thiết, dễ dàng lấp đầy.

Nhưng tại các khu vực đô thị của nhiều địaphương xa, do tập quán sống và quan niệm về sở hữu, quỹ nhà cho thuê rất khóđược lấp đầy. Chính vì vậy, không nên quy định “cứng” tỷ lệ cho thuê đối vớicác dự án nhà ở xã hội mà nên giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương căn cứ đặc thù địa phương mình mà quy định tỷ lệ diệntích nhà ở xã hội cho thuê này.

3. Về lợi nhuận định mức quy định đối với dự án nhà ở xã hội:

Quy định giá bán nhà ở xã hội dochủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư (kể cảlãi vay) với lợi nhuận định mức các dự án nhà ở xã hội không vượt quá 10% tổngchi phí đầu tư dự án, nhằm khống chế các chủ đầu tư không được xác định giá bánvới lợi nhuận quá cao, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người mua là nhóm đốitượng chính sách xã hội.

Tuy nhiên, việc quy định “cứng” tỷ lệ lợi nhuậnđịnh mức vô hình trung đã không khuyến khích, không tạo động lực để các chủ đầutư áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và các giải pháp tiết kiệm trong xâydựng để giảm giá thành sản phẩm.

4. Về cơ chế hỗ trợ tài chính cho phát triển nhà ở xã hội:

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số02/NQ-CP với nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường, trong đó có gói tín dụng hỗ trợnhà ở hơn 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mạigiá thấp. Gói tín dụng này do ngân hàng nhà nước tái cấp vốn thông qua một sốngân hàng thương mại để thực hiện. Gói tín dụng này được triển khai tạo điềukiện rất thuận lợi cho các chủ đầu tư nhà ở xã hội vàngười mua nhà ở xã hội những hỗ trợ về tài chính khi muanhà ở xã hội và nhà thương mại giá thấp.

Tuy nhiên gói hỗ trợ 30.000 tỷ chỉ có giá trịđến 30/6/2016 (các đối tượng khách hàng cá nhân được gia hạn đến 31/12/2016) vàtheo Luật nhà ở 2015, các dự án nhà ở xã hội sẽ được vay ưu đãi từ ngân hàngchính sách xã hội trong khi các hướng dẫn về vay vốn từ ngân hàng chính sách xãhội đối với các Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội hiện vẫn chưa được banhành.

Cần só sự chuyển tiếp giữa các dự án vay gói30.000 tỷ sang việc vay Ngân hàng chính sách xã hội để tạo thuận lợi cho cácchủ đầu tư và khách hàng.

5. Về việc phân bổ chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dựán nhà ở xã hội trong giá bán:

Theo quy định hiện hành, dựán nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtnhưng đối với chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹthuật thì không có quy định cụ thể. Các chi phí này có thể được nhà nước hỗtrợ/ hỗ trợ một phần hoặc không hỗ trợ tùy theo từng dự án, từng địa phương dẫnđến giá bán nhà ở xã hội có dự án phân bổ thêm chi phí đền bù giải phóng mặtbằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật, có dự án thì không phân bổ hoặc chỉ phân bổmột phần chi phí này.

Cần có sự thống nhất trong các tiêu chí và cáchthức phân bổ các chi phí này để đảm bảo sự minh bạch và công bằng đối với cácchủ đầu tư cũng như người mua các dự án nhà ở xã hội.


Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 29/4/2024 18:24 , Processed in 0.136620 second(s), 143 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên