Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại có rơi vào “bẫy” cực đoan? [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 22/10/2016 09:43:19

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới quý bạn đọc phần thứ 2 trong 6 phần của loạt bài phản biện Giáo sư Hồ Ngọc Đại về Công nghệ giáo dục của Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Viện trưởng Viện toán lý thuyết - Viện Toán học Toulouse - Cộng hòa Pháp, Giáo sư Đại Học Toulouse.

Công nghệ giáo dục có rơi vào "bẫy" cực đoan?

Trong nhiều câu nói nổi tiếng của Martin Luther King Jr, có một câu sau mà tôi rất tâm đắc: “All progress is precarious, and the solution of one problem brings us face to face with another problem.”

xem thêm : trung tâm học anh văn giao tiếp tphcm

Xem thêm : học tiếng anh giao tiếp

Xem thêm luyện thi THPT quốc gia

Tạm dịch thoát nghĩa của nó là: các cải cách hay cách mạng trong xã hội nhằm giải quyết vấn đề cũ thì lại gây nên vấn đề mới, và do vậy sự tiến bộ của xã hội là rất gian truân.

Một trong các lý do dẫn đến sự gian truân đó cỏ thể được đặt tên là “cái bẫy cực đoan”:

Một mặt xấu của xã hội có thể coi là một cựu đoan, nhưng cải cách hay cách mạng nhằm xóa cái “nguyên nhân” gây ra mặt xấu đó thì lại có nguy cơ đẩy xã hội đến cực đoan khác, tuy là đối ngược với cực đoan trước nhưng cũng xấu cho xã hội.

Hậu Giang tổ chức lớp tập huấn dạy học Tiếng Việt lớp 1 – chương trình công nghệ giáo dục (CGD) cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2016-2017. Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang.

Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại có những vấn đề “nổi cộm” mà GS. Hồ Ngọc Đại muốn giải quyết bằng cách cải cách theo hướng “công nghệ giáo dục” của ông.

Tuy nhiên, tôi e rằng một số luận điểm chính trong “công nghệ giáo dục” của ông, mà tôi xin được phân tích qua dưới đây, đã mắc phải đúng cái bẫy cực đoan.

Học mà không cần bắt chước?!

Theo GS. Hồ Ngọc Đại nói thì “công nghệ giáo dục” của ông dạy học theo kiểu “thầy thiết kế – trò thi công” chứ không “học theo kiểu bắt chước”.

Tôi thấy cụm từ “thầy thiết kế – trò thi công” (cũng như nhiều cụm từ ngữ khác mà GS. Hồ Ngọc Đại dùng) khá là khó hiểu, nhưng chuyện đó ta bàn sau.

Ở đây tôi muốn nói đến cái vấn đề thái cực mà GS. Hồ Ngọc Đại muốn giải quyết, đó là vấn đề “dạy vẹt học vẹt”, nhồi một đống thông tin rời rạc vào trong đầu mà không hiểu để làm gì và không dùng được làm gì, ngoài việc để trả bài thi cho được điểm cao cần viết nguyên si như cô giáo dặn.

Cách giải quyết của GS. Hồ Ngọc Đại là thôi không học theo kiểu bắt chước nữa.

Theo tôi, nếu như “học chỉ có toàn bắt chước” là một thái cực nguy hiểm, thì “học mà không bắt chước” cũng là một thái cực nguy hiểm.

Bởi vì quá trình học gồm nhiều công đoạn, và một trong các công đoạn dó chính là sự bắt chước.

Tùy theo môn học, và mục đích trình độ cần đạt được, mà lượng bắt chước trong quá trình học cần nhiều hay ít ra sao, nhưng nó hầu như luôn là một phần quan trọng.

Thậm chí có thể nói ai không còn biết bắt chước tức là không học được nữa.

Lấy ví dụ trẻ em học nói: chúng học nói tiếng mẹ đẻ một cách rất tự nhiên và nhanh chóng mà không cần có người chủ động dạy, chính bằng cách bắt chước nói theo mẹ và những người xung quanh.

Chúng bắt chước luôn cả giọng điệu, và cách phát âm nên mới có hiện tượng trẻ em được “ô sin” chăm sóc là chính nói giọng giống “ô sin” chứ không giống bố mẹ.

Tất nhiên, trong quá trình học này, trẻ em vừa bắt chước vừa suy luận một cách tự nhiên, để gắn các từ chúng nghe quen vào các đồ vật, hiện tượng chúng nhìn thấy hay cảm thấy.

Người lớn tuy não đã phát triển nhiều hơn trẻ em, nhưng học tiếng nước ngoài nhiều khi vất vả hơn trẻ em nhiều, học cả hơn chục năm vẫn không nói được bằng đứa trẻ nhỏ, chính vì ít có điều kiện bắt chước hay ít chịu bắt chước như trẻ nhỏ.

Cách học tiếng Pháp bằng bắt chước cũng chính là cách học của bản thân người viết bài này.

Tôi chưa hề bao giờ được đi học một lớp tiếng Pháp nào, mà chỉ toàn tự học qua đọc sách, nghe đĩa, xem phim, nói chuyện với người Pháp và bắt chước lại cách nói cách viết của người ta.

Một ví dụ khác: có những người dạy lái xe ô tô than phiền rằng: dạy lái xe cho các tiến sĩ rất mệt, vì họ không làm được đúng động tác yêu cầu mà cứ suốt ngày thắc mắc “sao lại làm thế”.

Trong khi đó dạy lái xe cho công nhân dễ hơn vì cứ bảo gì họ làm y thế là lái được đúng.

Hay có một chuyện ngụ ngôn về con dết (nước ngoài hay gọi là con 100 chân) như sau:

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 25/1/2025 21:59 , Processed in 0.130939 second(s), 131 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên