Thời gian đăng: 24/10/2016 14:06:53
Tập hợp các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm là muôn hình vạn trạng. Pipet nói chung hay http://cachi.com.vn/pipet-pasteu ... ot-3ml-dropper.html[/url] nói riêng là một phần nhỏ trong thế giới đa chủng loại ấy. Tuy nhiên, chúng lại đóng vai trò quan trọng trong các phép thử và các công trình nghiên cứu, thúc đẩy khoa học phát triển. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách thức vệ sinh ống hút thí nghiệm này.
Giới thiệu về pipet pasteur
Pipet là một dụng cụ thường trực trong phòng thí nghiệm. Người ta sử dụng pipet nhằm mục đích đo lường và chuyển khối lượng nhỏ (1microliter và ít hơn) của chất lỏng.
Về kích thước của pipet, nhà sản xuất và thiết kế đã in ở trên pit tông, tương ứng với các phạm vi giới hạn. Dựa theo tiêu chí này, ta có thể chia ra 3 cặp thông số của pipet lần lượt như sau: (P20: 0,5-20 microliters), ( P200: 20-200 microliters), (P1000: 100-1000 microliters).
[IMG]
Pipet Pasteur hay còn gọi là ống hút nhỏ giọt pipet Pasteur. Loại này chia ra thành pipet thủy tinh và pipet nhựa. Cùng với pipet Pasteur, còn có các loại ống hút dung dịch khác như pipet điện tử, pipet bán tự động… Vậy phương pháp làm sạch các loại dụng cụ này ra sao, ta cùng sang phần tiếp theo.
Những lưu ý khi vệ sinh pipet trong nhiều trường hợp
Pipet là một dụng cụ đa năng, có thể lấy được rất nhiều loại dung dịch. Dù là pipet Pasteur hay bất cứ dạng pipet nào, sau khi lấy mẫu xong cũng phải được vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ. Tuy nhiên, muốn việc làm sạch đạt chất lượng, tùy vào từng loại dung dịch mà khi tẩy rửa pipet, ta sẽ có những biện pháp khác nhau. Với ống hút nhỏ giọt thì chúng ta đã có một bài viết riêng để nghiên cứu. Xin được giới thiệu với các bạn cách thức vệ sinh pipet bán tự động với các loại dung dịch khác nhau.
Cách làm sạch chung: Mở bộ phận dưới của dụng cụ. Tháo pittông, dùng cồn 70 độ để làm lớp nhờn của pittông trôi sạch, cho pittông khô tự nhiên. Sau đó, bạn thoa một lớp mỡ mỏng lên pit tông và lắp lại như ban đầu. Trong trường hợp vật mẫu là dung dịch lỏng, đệm, acid vô cơ và các chất kiềm, ta cũng áp dụng tương tự. Tuy nhiên, có thể làm khô trong nhiệt độ 60 độ C.
Dung dịch có tính chất gây nhiễm tiềm tàng: Đây là một trường hợp nguy hiểm nên bạn phải hết sức cẩn trọng. Tháo và sấy phần dưới của pipet trong nhiệt độ 121oC, với thời gian là 20 phút. Hong khô toàn bộ các chi tiết của pipet trước khi lắp ráp lại với nhau thành một thể hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt nhất là khi làm việc với các chất có hoạt tính phóng xạ: Sau thao tác tháo gỡ dụng cụ, bạn hãy đưa phần bị lây nhiễm vào trong dung dịch đặc biệt. Bạn cần ủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất dung dịch. Khi đã ủ đúng với thời lượng quy định, tráng thật cẩn thận với nước cất. Cuối cùng là làm khô, rồi tra một lớp dầu lên pittông.
Để xử lý vật liệu di truyền (Nucleic acids) thì đặc biệt hơn khi ta đun sôi phần dưới pipet trong đệm glycine/HCl (pH 2) khoảng 10 – 20 phút. Hoặc cũng có thể áp dụng với dung dịch HCl 5 – 10 % trong thời gian lâu hơn, từ 20 – 30 phút.
Tuy có nhiều cách thức làm sạch pipet nhưng cũng tương đối dễ thực hiện phải không các bạn? Hãy đến với Cachi để trải nghiệm về những dụng cụ đắc lực trong phòng thí nghiệm.
Thông tin xin liên hệ:
Tel: 0466526159 Mobile: 0974205429
Email: chuonghv2016@gmail.com / chuonghv@cachi.com.vn
Địa chỉ: Số 3, ngách 394/16, ngõ 394, đường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
website: cachi.com.vn |
|