Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

12 bí quyết giúp bạn không bao giờ mắc tiểu đường [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 20/1/2017 01:56:26
10 dấu hiệu bạn bị tiểu đường tuýp 2
Mỗi năm, có hàng trăm triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này, nhưng chỉ một số ít người trong họ biết mình có bệnh. Tiểu đường thường được gọi là "tên sát nhân thầm lặng" chính bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó.
12 bí quyết giúp bạn không bao giờ mắc tiểu đường/ Thực đơn khỏe cho người tiểu đường/ Tiểu đường làm khó chuyện 'yêu'


Cách tốt nhất để biết mình có mắc đái tháo đường type 2 không là xét nghiệm máu. Nhưng nếu bạn thấy mình có các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ, theo lời khuyên của bác sĩ Maria Collazo-Clavell, từ Bệnh viện Mayo (Mỹ), trên Health:
1 - Tiểu nhiều, khát nhiều
Nếu bạn muốn đi tiểu thường xuyên - đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để vào toilet, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
Những quả thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, vì thế nó sẽ thúc bạn thức dậy - có khi là vài lần - trong đêm. Còn khát nhiều nghĩa là cơ thể bạn đang cố gắng để bù lại lượng dịch đã mất đi.
Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và "là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao".
2- Giảm cân
Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân - có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng - nhưng đây không phải là tín hiệu vui.
Bởi vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào - nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang "đói" và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.
Hai quả thận của bạn khi đó cũng phải làm việc cật lực để loại bỏ lượng đường dư, và điều này lại cần đến rất nhiều năng lượng. "Những quá trình này đều tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế bạn bị thiếu hụt calo".
3 - Đói
Những cơn đói dữ dội là một dấu hiệu khác của tiểu đường, có thể bắt nguồn từ việc đường máu quá cao hoặc quá thấp. Khi đường máu tụt dốc, cơ thể nghĩ rằng nó không được ăn, và nài xin thêm glucose để cần cho hoạt động tế bào.
4- Bệnh về da
Da ngứa - có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém - thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách).
Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.
5 - Lâu lành vết thương
Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường.
Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể - một điều cần thiết để vá lành vết thương.
6 - Nhiễm nấm
Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường.
Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.
7 - Mệt mỏi và cáu gắt
Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.
8 - Nhìn mờ
Nhìn nhòe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu tăng cao.
Đó là vì khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Tin vui là triệu chứng này sẽ đảo ngược khi đường máu trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.
9 - Ngứa ran hoặc tê bì
Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại.
"Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được". Đó là lý do vì sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường máu càng sớm càng tốt.
10- Xét nghiệm máu
Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 7/1/2025 15:01 , Processed in 0.145765 second(s), 131 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên