Cùng tìm hiểu qua những lễ hội đặc sắc có tại Nha Trang nào :
Lễ hội Tháp Bà
Địa điểm: Tại khu di tích Tháp Ponagar, thành phố Nha Trang.
Thời gian: Từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Đây là lễ hội lớn nhất tại Nha Trang-Khánh Hòa. Lễ hội là dịp người dân tưởng nhớ “bà mẹ xứ sở” người sinh sôi ra nguồn sống cho dân tộc họ, trong lễ hội gồm những nghi thức chính sau:
– Lễ thay y: được tiến hành đúng giờ Ngọ ngày 20 tháng 3. Các thành viên trong đội thay y thực hiện việc sắp xếp đồ lễ trong dinh và cởi xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được người dân xin về với mong muốn để trừ tà, trẻ con hay ăn và khỏe mạnh, người bệnh mau lành, những ghe, thuyền ra khơi gặp nhiều may mắn, …
– Lễ thả hoa đăng: diễn ra từ 19 giờ đến 21giờ ngày 20 tháng 3. Nến và hoa được thả trên sông để cầu siêu cho các vong linh, với hơn mười ngàn chiếc hoa đăng nhỏ và năm hoa đăng lớn …
– Lễ cầu quốc thái dân an: bắt đầu từ 6 giờ đến 8 giờ ngày 21 tháng 3, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa thực hiện. Đây là đại lễ cầu cho đất nước thanh bình, phồn vinh, nhân dân an vui, hạnh phúc.
– Lễ cúng Ngọ, cúng thí thực: diễn ra từ 12 giờ đến 12 giờ 30 ngày 21 tháng 3 tại ngôi tháp chính, để dâng Mẫu và bố thí cho các cô hồn …
– Tế lễ cổ truyền: diễn ra từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 23 tháng 3, do các cụ hào lão đình Cù Lao dâng lễ theo nghi thức cổ truyền, rất trang nghiêm.
-Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương: diễn ra từ 6 giờ đến 9 giờ ngày 23 tháng 3.
– Lễ Dâng hương tạ Mẫu: diễn ra từ 23 giờ đến 24 giờ ngày 23 tháng 3, để dâng hương đăng lễ tạ Mẫu.
– Múa Bóng và hát Văn: diễn ra trong suốt các ngày lễ hội. Một mùa lễ hội, trong và ngoài tỉnh có khoảng hơn 100 lượt đoàn vào tháp dâng lễ Mẫu, sau đó biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước tháp chính.
– Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu: diễn ra từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 23 tháng 3.
Khu di tích tháp Bà ở Nha Trang, nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của qúa trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử. Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ. Lễ hội là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam trên dải đất miền Trung.
Lễ hội Cá Voi
Địa điểm: Tại Lăng Ông – TP Nha Trang.
Thời gian: Hàng năm tổ chức vào đúng ngày ông lỵ và hai kỳ xuân tế, thu tế.
Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).
Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội diễn ra tại chùa Ông – Thành phố Nha Trang. Đến đây khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch, du khách sẽ có cơ hội để tham gia vào lễ hội này với không khí đặc sắc, linh thiêng và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa ngư dân ra khơi gặt hái được nhiều ngư lợi.
Đó lã những lễ Hội đặc trưng ở Nha Trang , còn bạn bạn có tò mò xem Đà Lạt có những lễ hội gì không ? Khám phá ngay tour du lịch Đà Nẵng Đà Lạt để xem có những lễ hội đặc sắc nào không, hơn Nha Trang.
Các điểm du lịch Nha Trang nổi bật
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác xa, gần tạo nên cảnh quan vừa kỳ vĩ, vừa thơ mộng. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C; nóng nhất 39⁰C, lạnh nhất 14,4⁰C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Do vậy khi đến với Nha Trang du khách như được khám phá một đại dương thu nhỏ với hệ sinh thái đa dạng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Hệ thống các đảo nhỏ trong vịnh Nha Trang rất đa dạng, với nhiều đảo lớn nhỏ như Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Một. Đây là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ mà còn có những cảnh đẹp dưới nước. Những hòn đảo này cũng là nơi cư trú và làm tổ của loài chim yến, tổ của loài chim Yến là một đặc sản nổi tiếng của Nha Trang.
Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện tích trên 3000 ha, cách thành phố Nha Trang 5 km về phía Đông, cư dân chủ yếu là khách du lịch và ngư dân. Đảo có những bãi biển nhỏ, hoang sơ,có nhiều rừng cây nhỏ, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, khí hậu ôn hoà, ít gió bão nên thu hút được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện tại trên đảo có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl. Trong đó khu vui chơi Vinpearl land là địa điểm được nhiều người yêu thích với không gian sang trọng, rộng lớn, hiện đại sạch đẹp, cung cấp nhiều dịch vụ vui chơi mua sắm và giải trí. Nơi đây không chỉ có các trò chơi phù hợp với các bạn trẻ mà còn là nơi có rất nhiều trò chơi cũng như các hoạt động vui chơi bổ ích cho trẻ nhỏ phù hợp cho các gia đình có con nhỏ.
Thân giới thiệu đến bạn những gì tốt nhất cho bạn khi bạn đến với Đà Nẵng.