Thời gian đăng: 22/6/2017 10:14:40
Triệu chứng gai cột sống thường không biểu hiện rõ ràng cho người bệnh. Nếu có thì cũng tùy thuộc vào vị trí mọc gai xương. Vậy làm thế nào để phát hiện ra gai cột sống một cách sớm và chính xác nhất?
Triệu chứng gai cột sống
Các triệu chứng gai cột sống thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi mà phổ biến hơn là ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, ở một số người thì những triệu chứng này không biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng. Chỉ khi gai xương gây đau thì bệnh nhân mới có căn cứ đi khám bệnh.
Ngoài gai cột sống thì một số căn bệnh như rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống cũng có cùng dấu hiệu với căn bệnh này. Một số biểu hiện của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Do đó chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể. Tuy nhiên, vẫn có thể kể ra một số triệu chứng gai cột sống điển hình để bệnh nhân có thể dựa vào đó để làm căn cứ khám bệnh.
Triệu chứng đau tại một số vùng xương khớp
Đau là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gai cột sống. Cơn đau thường xuất hiện tại vị trí vùng cột sống cổ hoặc cột sống lưng. Tuy nhiên, vào giai đoạn đầu một số bệnh nhân có thể không cảm nhận được cảm giác đau cho đến khi di chuyển. Cơn đau sẽ tăng dần theo vận động của cơ thể hay như những lúc quay đầu hoặc quay người. Trường hợp bệnh nhân giữ một tư thế lâu như đứng lâu, ngồi lâu cũng có thể khiến đau hơn. Có một điều đặc biệt ở căn bệnh này là nó dẫn đến chứng lười vận động tại những vùng đau có liên quan.
Dấu hiệu mất cảm giác tại vùng mọc gai xương
Khi bệnh gai cột sống đã ở mức nặng hơn một chút thì bệnh nhân có thể sẽ có dấu hiệu mất cảm giác tạm thời tại vùng cột sống hoặc những vùng xung quanh. Đây có thể là do gai xương đã chạm vào dây thần kinh cảm giác.
Triệu chứng gai cột sống đau tê, nhức mỏi
Khi gai xương mọc ra nhiều, một số gai sẽ chạm vào dây thần kinh gây đau tê và nhức mỏi. Nếu gai chạm vào dây thần kinh mang cảm giác như đã nói ở trên thì bệnh nhân sẽ bị mất cảm giác. Nghiêm trọng hơn nữa, nếu dây chằng bị thoái hóa và ảnh hưởng đến các rễ thần kinh, các cơ thì người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy các cơ bắp ở tay và chân có phần bị teo đi.
Triệu chứng mất cân bằng
Triệu chứng gai cột sống này xuất hiện cho thấy rằng bệnh đã ở mức nặng, bệnh nhân cần được điều trị tích cực. Cụ thể là cơ thể mất đi sự cân bằng, khi đi hoặc đứng có cảm giác nghiêng ngả không vững, người bệnh cần phải bám hoặc tựa vào những vật xung quanh….
Biểu hiện mất kiểm soát đường đại tiện và tiểu tiện
Triệu chứng này xuất hiện chứng tỏ tình trạng bệnh đã nguy kịch. Lí do là dây chằng đã bị tổn thương và không thể hoạt động được bình thường, không thực hiện được chức năng thông báo cảm giác đến não bộ. Hậu quả là người bệnh không có cảm giác buồn mà vẫn bị đi ngoài. Khi có bắt đầu có những dấu hiệu này, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Phải làm gì khi xuất hiện triệu chứng gai cột sống?
Khi bị gai cột sống, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Không đứng , ngồi hay giữ nguyên một tư thế quá lâu.
- Không mang vác vật nặng, làm việc quá sức, quá lâu mà không có sự nghỉ ngơi.
- Việc điều trị phải đi từ nguyên nhân bệnh gai cột sống. Nếu gai xương không gây đau thì không cần điều trị. Trường hợp nếu đau do thừa cân, béo phì gây áp lực, chèn ép gai xương thì bệnh nhân cần tập trung giảm cân. Việc sử dụng thuốc điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được phép tự ý dùng thuốc, tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.
- Trong trường hợp người bệnh có những dấu hiệu nặng của căn bệnh như mất cân bằng, mất kiểm soát, người nhà cần chú ý hơn đến bệnh nhân. Lúc này cần cân nhắc kĩ đến việc sử dụng vật lí trị liệu hoặc phẫu thuật để điều trị.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hàng ngày là vô cùng quan trọng đối với việc làm giảm các triệu chứng gai cột sống.
Nguồn: http://benhgaicotsong.info/trieu-chung-gai-cot-song/
|
|