Mỗi khi nhắc đến Bắc Triều Tiên, người ta nghĩ ngay đến tên lửa. Tuy vậy, những khía cạnh cuộc sống của họ luôn là một ẩn số, trong đó có lĩnh vực thời trang Bắc Triều Tiên. Thời trang ở Bắc Triều Tiên luôn là ẩn số với giới điệu mộ Số đông người dân Bắc Triều Tiên vẫn quá nghèo để nghĩ về thời trang. Theo Factbook của CIA, năm 2013, thu nhập của Bắc Triều Tiên là khoảng 1,800 đô (khoảng 40 triệu) cho 25 triệu dân. Trong khi đó, thu nhập của Hàn Quốc cao gấp 20 lần cùng năm. Tuy vậy, tại thủ đô Pyongyang, mức sống vẫn khá giả hơn những nơi khác. Do vậy, thị trường thời trang cùng phong cách ăn mặcđã có những biến chuyển trong thời gian gần đây. Dù sự thay đổi đó diễn ra chậm chạp, nhưng cũng là những bước tiến đáng kể của bắc Triều Tiên. Tình hình kinh tế của Bắc Triều Tiên trở nên trầm trọng bởi những tranh chấp ngoại giao xung quanh 3 vụ thử hạt nhân (năm 2006, 2009 và 2013). Kết quả là những lệnh cấm về hàng tiêu dùng xa xỉ cùng sự cấm vận vũ khí và du lịch gắt gao của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, nguồn hàng chợ đen luôn tìm được cách lách luật, nhằm đưa món hàng xa xỉ đến tầng lớp giàu có nước này. SỰ XUẤT HIỆN CỦA XA XỈ PHẨMHiện nay, bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc, một cửa hàng xa xỉ tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, cung cấp những “nhu yếu phẩm” xa hoa cho tầng lớp thượng lưu. Cửa hàng thương mại Hae Dang Hwa trông giống bất kỳ cửa hàng nào ở Tokyo hay Seoul, bày bán những nhãn hàng mỹ phẩm đắt giá như Chanel, Dior và Lancôme. Trong khi đó, cửa hàng Rakwon (Thiên đường) ngự tại phố Changwwang trong trung tâm thủ đô, cung cấp những chai rượu nhập ngoài cùng giày của adidas. Cửa hàng thương mại Hae Dang Hwa tại thủ đô Bình Nhưỡng bày bán nhãn hàng nổi tiếng Chanel, Dior và Lancôme (Ảnh: Flickr) Theo thống kê của Quốc hội Hàn Quốc năm 2013, kim ngạch hàng xa xỉ của Bắc Triều Tiên đã tăng gấp đôi từ khi Chủ tịch Kim Jong-un lên cầm quyền. Năm 2012, số lượng nhập khẩu hàng xa xỉ của Bắc Triều Tiên đáng giá 645,8 triệu đô la, một cú nhảy vượt từ con số 300 triệu đô la dưới thời Kim Jong-il. Số liệu cũng chỉ ra sức mua đã tăng đáng kể với những mặt hàng mỹ phẩm, túi xách tay, váy ngủ, sản phẩm làm từ da, đồng hồ và xe hơi. THẾ HỆ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ NỔ RỘ CỦA CHỢ ĐENTiền đề của những cửa hàng thương mại tại thủ đô Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên xuất hiện những mô hình kinh doanh mới như nhà hàng phong cách châu Âu, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết cùng công viên giải trí dành cho số ít người có thể chi trả được. Tuy vậy, cùng lúc đó, những thành phố khác vẫn xuất hiện tình trạng thiếu thức ăn, nước sạch và thuốc, ẩn dụ cho cuộc sống khác biệt của hai tầng lớp.
Với sự kiểm soát gắt gao của chính phủ Bắc Triều Tiên, thị trường chợ đen đang dần thay đổi xã hội Bắc Triều Tiên. Jangmadang, nghĩa là Thị trường, là cụm từ để chỉ thế hệ kinh doanh bất hợp pháp tại Bắc Triều Tiên. Được hình thành dưới thời Kim Jong-un, sau nạn đói những năm 90, cư dân chính của Chợ đen từ độ tuổi 18 đến 30. “Thế hệ này rất quan trọng vì họ đã lớn lên trong môi trường kinh tế thị trường, khi mà giá trị đồng tiền không chỉ phụ thuộc vào nhà cầm quyền”, chuyên gia Park giải thích “Họ chiếm gần như một phần tư dân số Bắc Triều Tiên, nghĩa là 6 triệu người.” “Chính vì vây, thế hệ Chợ đen rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Bắc Triều Tiên”, bà Inhae Yeo, chủ tịch của Okikonomos – chi nhánh truyền thông tập trung vào thời trang. Quả thật như vậy – thế hệ Chợ đen mang đến khoảng 80% thu nhập. Bà Inhae Yeo giải thích rằng, nạn đói đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Bắc Triều Tiên, khiến chỉ 1 luật lệ duy nhất có hiệu quả, “Không tuân theo luật nào cả.”, bà Yeo nhấn mạnh.
|