Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Hôi miệng có nguy hiểm không? [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 19/10/2017 23:50:14
Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng gây hôi miệng, tuy nhiên hôi miệng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy hôi miệng có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc và mách bạn những mẹo chữa hôi miệng từ dân gian cực hữu ích.1/ Hôi miệng có nguy hiểm không?

Nguyên  nhân hôi miệng

Hôi miệng là bệnh lý liên quan đến các loại vi khuẩn hình thành trong miệng khi các mảng bám và cao răng không được làm sạch sau khi ăn. Trong miệng có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân hủy protein thành các axit amin . Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng miệng bị hôi.

Ngoài ra, ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo hay sử dụng một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áo, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu,... cũng gây hôi miệng.

Hôi miệng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng

Hôi miệng là một bệnh lý răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng cũng như bệnh lý toàn thân nguy hiểm khác. Các bác sỹ cho biết có tới 50% trường hợp bệnh lý về tai, mũi, họng và 90% trường hợp bệnh lý răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng.

+ Viêm nướu, viêm nha chu: Nướu bị sưng và hình thành các túi mủ dưới nướu. Ban đầu tình trạng bệnh lý có thể không rõ nét nên người bệnh có thể coi thường, càng về sau phần nha chu bị viêm nhiễm nặng, nướu dần tách ra khỏi răng, hơi thở có mùi hôi nặng, chảy máu chân răng khá nhiều.

Hôi miệng có thể là triệu chứng của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác

+ Viêm mũi, viêm xoang cũng gây hơi thở có mùi hôi. Tình trạng khô miệng cũng làm hơi thở kém thơm mát.

+ Các bệnh lý toàn thân: Viêm nhiễm các cơ quan hô hấp: ung thư phổi, viêm cuống họng,... Các bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày, đặc biệt là hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.

Như vậy, hôi miệng là triệu chứng của khá nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm, do đó nếu phát hiện thấy những bất thường này, bạn nên đi thăm khám nha sỹ để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.

2/ Cách chữa hôi miệng dân gian

- Hương nhu chữa hôi miệng hiệu quả

Hương nhu được dân gian sử dụng rất nhiều trong việc trị bệnh cũng như khử một số mùi hương khó chịu trên cơ thể người. Cụ thể, trong Đông y có bài thuốc giảm tiết mồ hôi, giải cảm, lợi tiểu, giảm phù nề... Tinh dầu trong hương nhu sẽ giúp tạo mùi hương dễ chịu, giúp khử mùi hôi cực kì hiệu quả.

Hương nhu giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 50gr lá hương nhu rồi ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, khoảng 15 phút sau thì vớt ra rổ cho ráo nước. Bạn đun một nồi nước nhỏ đến khi sôi thì cho lá hương nhu vào, đun thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp, đổ 1 ít ra cốc cho nước nguội bớt thì dùng nó để súc miệng, có thể bỏ thêm vài hạt muối biển để tăng công dụng kháng khuẩn, số nước này bạn nên đun lại trước khi dùng. Mỗi ngày áp dụng cách làm này từ 2 –  3 lần sẽ đẩy lùi hôi miệng nhanh chóng.

- Chữa hôi miệng bằng lá mùi tàu

Mùi tàu còn gọi là ngò gai, là loại thực vật có mùi thơm dễ chịu, được sử dụng nhiều để làm tăng hương vị món ăn và có những công dụng chữa beengj nhất định.

Cách thực hiện:

Bạn dùng 1 nắm là mùi tàu, rửa sạch, cắt khúc, sắc lấy nước. Khi dùng để súc miệng, bạn cho thêm một ít muối trắng để diệt khuẩn. Kiên trì sử dụng, mùi hôi miệng không những được cải thiện mà tình trạng răng miệng của bạn cũng tốt hơn rất nhiều.

- Dùng dầu dừa

Dầu dừa là thần dược của chị em phụ nữ trong làm đẹp da, đẹp tóc. Gần đây, dầu dừa còn được biết đến với công dụng chăm sóc răng miệng hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa axit lauric có tính kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn và nấm.

Cách thực hiện:

Mỗi sáng bạn ngậm một thìa dầu dừa và lấy lưỡi khuấy đều dầu dừa trong miệng sao cho dầu dừa tiếp xúc đến tất cả các mặt răng và kẽ răng. Làm như vậy khoảng 15 phút để dầu dừa phát huy tối đa hiệu quả của mình. Sau đó súc miệng thật sạch lại với nước ấm.

Dầu dừa không chỉ giúp loại bỏ những mảng bám trên thân răng và dưới nướu mà còn giúp mặt răng sáng bóng hơn. Vì vậy, kể cả khi đã hết hôi miệng, bạn vẫn nên kiên trì giữ thói quen này vào mỗi buổi sáng.

3/ Lấy cao răng chữa hôi miệng triệt để

Như bạn đã biết, vi khuẩn trong cao răng là thủ phạm chính làm miệng có mùi hôi. Bên cạnh đó vi khuẩn cũng gây ra các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu... làm miệng có mùi hôi. Do đó, để chữa hôi miệng triệt để thì cách duy nhất là lấy cao răng. Bên cạnh đó, nếu có túi mủ ở chân răng, sẽ cần hút, làm sạch mủ kết hợp với điều trị bằng thuốc.

Song song với việc lấy cao răng bạn nên có chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách. Thực hiện chải răng 2 - 3 lần sau bữa ăn với bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn còn sót lại trên kẽ răng. kết hợp chải răng với súc miệng nước muối hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm.

Lưu ý uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng dẫn tới hôi miệng. Hạn chế các thức ăn kích thích mùi và cay nóng như tỏi, hành, ớt...


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 16/6/2024 06:11 , Processed in 0.168608 second(s), 131 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên