Cao răng và sự cần thiết phải lấy cao răng được nói đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình lấy cao răng như thế nào. Do đó không ít người còn có những lo lắng nhất định về sự an toàn của lấy cao răng, liệu lấy cao răng có ảnh hưởng gì đến men răng hay nướu không?1/ Tại sao phải lấy cao răng? Cao răng là gì? Cao răng hình thành từ các chất cặn lắng của các muối vô cơ (Canxi carbonat, phosphate...) cùng các cặn mềm từ các mảnh vụn thức ăn, xác tế bào, vi khuẩn cùng huyết thanh trong máu. Cao răng lâu ngày không được làm sạch trở nên cứng, đổi màu từ vàng nhạt sang đỏ thậm chí là nâu, đen, bám quanh chân răng. Ảnh hưởng của cao răng Cao răng vừa mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng Không chỉ làm cho răng xỉn màu, rất mất thẩm mỹ mà cao răng còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, là nguyên nhân chính của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm: - Viêm nướu: nướu răng bị tổn thương vì cao răng bám quanh chân răng tạo nên ổ vi khuẩn khiến nướu bị viêm và sưng đỏ. Lâu dần không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh nha chu, nặng nhất có thể gây mất răng. - Sâu răng và hôi miệng: những mảng bám hình thành tạo nên ổ cho vi khuẩn trú ngụ, quá trình phân hủy thức ăn thừa trong khoang miệng của chúng tạo ra axit làm mòn men răng, gây sâu răng và hơi thở khó chịu. - Tổn thương xương răng: cao răng làm cho xương chân răng bị mài mòn và lộ ra khỏi nướu. Tình trạng kéo dài dễ khiến răng lung lay, trầm trọng hơn là gãy rụng do bị tiêu xương răng và độ phủ của lợi lên răng bị giảm. - Góp phần làm tăng nguy cơ các bệnh: viêm họng, viêm amidan, bệnh tim mạch như chứng rung tâm nhĩ... Tác dụng của lấy cao răng Với những tác hại mà cao răng gây ra như trên thì việc lấy cao răng định kỳ là rất cần thiết. Việc lấy cao răng giúp cho răng sạch sẽ hơn nhiều so với đánh răng thông thường. Những mảng bám được loại bỏ đồng nghĩa với việc vi khuẩn trong khoang miệng được làm sạch, không còn nguyên nhân gây các bệnh răng miệng nguy hiểm. 2/ Quy trình lấy cao răng như thế nào?Phương pháp lấy cao răng truyền thống trước đây sử dụng dụng cụ cầm tay, dùng lực mạnh để cạo cao răng ra khỏi răng, có tác động trực tiếp lên răng nên thường gây hiện tượng chảy máu chân răng hay buốt răng. Điều này khiến rất nhiều người e ngại khi lấy cao răng. Để khắc phục tất cả những hạn chế trên, phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm ra đời. Công nghệ giúp làm sạch mảng bám răng mà không làm tổn thương đến nướu và men răng. Máy lấy cao răng sử dụng sóng siêu âm cảm ứng điện từ không sinh nhiệt những có khả năng tách mảng bám hiệu quả, an toàn, không làm tổn thương răng và mô nướu nên không gây đau, không kích ứng và không gây chảy máu. Bạn có thể trải qua quá trình lấy cao răng rất nhẹ nhàng và thoải mái với công nghệ này. Máy lấy cao răng siêu âm với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt Quy trình lấy cao răng siêu âm: + Bước 1: Thăm khám và tư vấn Bác sỹ tiến hành khám tổng quát khoang miệng xác định cấp độ của mảng bám để xác định cần lấy mảng bám trên thân răng hay cả dưới nướu. + Bước 2: Lấy cao răng siêu âm Mảng bám trên thân răng sẽ bị đánh bật bằng đầu thiết bị siêu âm dạng ống. Đầu ống nhỏ, chuyển động hình elip, giúp điều khiển ướng đi của bước sóng và có thể len sâu xuống dưới nướu để tấn công mảng bám của vi khuẩn tại đây một cách triệt để. + Bước 3: Đánh bóng răng hoàn tất quy trình 3/ Chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răngSau khi lấy cao răng, men răng vẫn còn yếu và đang trong quá trình phục hồi, do đó bạn nên tránh ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng. Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng cần lưu ý để kéo dài thời gian tái bám của cao răng: - Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày sau khi ăn khoảng 30 phút, chải răng với lực vừa phải bằng bàn chải lông mềm. - Sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối loãng để đảm bảo khoang miệng được làm sạch triệt để. - Chú ý chế độ ăn uống: ăn thực phẩm giòn, giàu chất xơ là cách chăm sóc răng sau khi lấy cao răng hiệu quả. Đây là những loại thức ăn không những làm răng sạch hơn mà giúp nướu và răng trở nên chắc khỏe hơn. Hạn chế các đồ ăn mềm, dính vì rất khó làm sạch, lâu dài sẽ hình thành nên các mảng bám.
|