Thời gian đăng: 28/10/2017 14:43:59
Cây lược vàng thường được trồng làm cây cảnh trong nhà nhưng thật chất cây lược vàng là một cây thuốc nam quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Chính vì vậy trong dân gian có đã câu: Cây lược vàng quý hơn vàng.
Tên gọi khác của cây lược vàng:
>> Xem thêm: vuoncay.com
Cây lược vang còn có tên khác là cây lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm.
Tên khoa học của cây lược vàng:
Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans
Thuộc họ Thài lài (Commelinaceae)
Hình dáng cây lược vàng:
Cây thảo, sống lâu năm. Thân đứng cao từ 15-40 cm, có thân bò ngang trên mặt đất. Thân chia đốt và có nhánh. Đốt ở phía thân dài từ 1-2 cm, ở nhánh có thể dài tới 10 cm. Lá đơn, mọc so le, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, 15-20 cm x 4-6 cm, bề mặt nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới, mọng nước. Bẹ lá ôm khít lấy thân. Mép lá nguyên, thường có mầu vàng khi lá già. Gân lá song song. Lá thường có mầu tím ở những cây có nhiều ánh sáng. Hoa hợp thành xim, sắp xếp ở ngọn một trục dài và cong thành chùm. Cụm hoa không cuống, gồm 6-12 bông. Hoa mầu trắng, có cuống, cuống hoa dài 1 mm. Lá bắc ngoài cụm hoa hình vỏ trấu, 1 cm x 1 cm, mầu vàng. Lá bắc của hoa hình lòng thuyền, kích thước 1,5 mm x 3 mm, phần dưới trắng, phần trên xanh, mép nguyên, có lông mịn phía dưới. Tràng 3, hình trứng, kích thước khoảng 1 mm x 2,5 mm, mầu trắng, mép nguyên. Nhị 6, rời, chỉ nhị dài khoảng 1,5 mm, phần dưới dính với cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, kích thước khoảng 1/3 x ¼ mm, đính vào hai bên trung đới. Bầu trên, 3 ô, cao khoảng 0,5 mm, vòi nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5 mm, núm nhụy hình chổi.
Khu vực phân bố cây lược vàng:
Cây có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa). Nay đã phát triển rộng ra nhiều tỉnh khác, đặc biệt là Hà Nội.
Cây lược vàng xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu, tuy nhiên đến những năm gân đây mới trở nên phổ biến, cây trồng được ở hầu hết các tỉnh, thành trong nước.
Bộ phận sử dụng của cây lược vàng:
Toàn cây lược vàng đều được sử dụng làm thuốc.
Cách thu hái và chế biến cây lược vàng:
Cây lược vàng thường được thu hái quanh năm, dùng ngay sau khi rửa sạch.
Thành phần hóa học của cây lược vàng:
Trong cây lược vàng có các lipid gồm: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides. Các acid béo: paraffinic, olefinic. Acid hữu cơ. Các sắc tố caroten, chlorophyl. Phytosterol. Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu. Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
>> Xem thêm: Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh gì?
Công dụng cảu cây lược vàng:
Theo y học cổ truyền, cây lược vàng có công dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, cầm máu, tiêu viêm, hoạt huyết, có thể chữa lành viết thương, các vết bầm tím.
– Cây lược vàng là một trong những loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn tốt, đặc biệt là những chủng vi khuẩn gây có khả năng gây nên bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó tác dụng của cây lược vàng còn là tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
– Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Khi sử dụng cây lược vàng, bạn còn có thể giảm đau, có khả năng chống viêm mạn và ức chế số dòng tế bào ung thư xuống mức trung bình.
– Tác dụng của cây lược vàng là chống oxy hóa tốt. Để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hãy sử dụng dịch ép của cây lược vàng. Trong cây lược vàng có thành phần chất flavonoid, steroid và những khoáng tốt vị lượng có lợi cho sức khỏe con người.
– Hoạt chất Flavonoid trong cây lược vàng như thành phần vitamin P có khả năng tăng cường vitamin C trong cơ thể, có tác dụng làm bền mạch máu.
– Tác dụng của cây lược vàng chống oxy hóa tốt là nhờ vào hoạt chất Quercetin, hoạt chất này còn có khả năng ngăn ngừa ung thư, khối u hình thành trong cơ thể người.
Một số cách sử dụng cây lược vàng:
– Để điều trị bệnh gan:
Dùng 50 gram lá lược vàng tươi giã nát rồi chắt lấy nước cốt kết hợp với 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống có thể điều trị đầy hơi không tiêu, u gan lành tính,viêm ống dẫn mật, xơ gan cổ chướng sỏi mật. Dùng liên tục trong 5 ngày rồi nghỉ 5 ngày sau đó lại uống tiếp. Uống trong vòng 1 tháng thì bệnh sẽ có chiều hướng được thuyên giảm.
– Bệnh nổi mẩn, ngứa:
Vào hè các em nhỏ hay bị mẩn ngứa. Dùng lá lược vàng cho các bé nhai rồi nuốt nước, còn bã thì xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa khoảng 3 lần là sẽ khỏi hẳn (trước khi sử dụng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho thật sạch).
– Bệnh nhức răng, sưng chân răng:
Bị sưng chân răng, nhức nhối, má sẽ sưng như lên quai bị… Sử dụng 3 lá lược vàng nhai kĩ rồi nuốt nước, còn bã đẩy vào chỗ chân răng đau ngậm lại. Một ngày làm chừng 3 lần như vậy ( vào sáng, trưa, tối) trước khi ăn cơm. Trước khi nhai thì xúc miệng bằng nước muối pha loãng. Làm như vậy trong 3 ngày liền, má sẽ hết sưng, chân răng không còn cảm thấy đau nhức nữa!
– Bệnh ho khan dai dẳng:
Mùa đông, các em nhỏ hay hoạt động nhiều mà không giữ ấm cổ nên thường hay bị ho. Dùng lá lược vàng cho các bé nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã khoảng 3, 4 lần là khỏi hẳn.
– Đau lưng:
Lược vàng chữa đau lưng là 1 bài thuốc từ thiên nhiên rất có hiệu quả, giá thành rẻ và an toàn. Do vậy nếu bạn đang bị cơn đau lưng hành hạ thì có thể lấy lược vàng
tươi rửa sạch, nhai cùng với ít muối, nuốt nước (mỗi lần từ 2-3 lá) hoặc có thể đem ngâm rượu uống mỗi lần khoảng 1/3 chén nhỏ, ngày uống 3 lần hoặc dùng xoa bóp cũng rất tốt.
– Bị côn trùng đốt (cắn):
Khi bị côn trùng đốt cảm thấy ngứa và có hiện tượng sưng tấy. Bạn có thể dùng lá lược vàng nhai rồi nuốt nước, sau đó lấy bã chà vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Một lúc sau sẽ không cảm thấy đau nhức, vầng đỏ của vết cắn cũng không còn…
>> Xem thêm: Cây mật gấu có tác dụng chữa được bệnh gì?
Mặc dù tác dụng của cây lược vàng là khá nhiều nhưng loại cây này cũng gây ra tác dụng phụ giống với mọi loại thảo dược khác. Các tác dụng phụ hay gặp nhất của việc dùng thảo dược này là tổn thương dây thanh quản, dị ứng phát ban và sưng, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ bị dị ứng. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng loại cây này sau khi có ý kiến của bác sĩ.
|
|