Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Chính điều này làm cho người dùng băn khoăn không biết chọn loại nào. Bài viết sau sẽ mách bạn một số loại thuốc chữa viêm dạ dày vô cùng hiệu quả. Bạn hãy tham khảo ngay nhé!1/ Những loại thuốc trị viêm dạ dày cấp tính Viêm dạ dày cấp tính là một dạng của viêm niêm mạc dạ dày, tình trạng này mang tính tạm thời và xảy ra trong thời gian ngắn. Đây là tình trạng nhẹ của bệnh, người bệnh có thể sẽ có một số biểu hiện như đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu kèm theo buồn nôn, hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, có thể có sốt. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán viêm dạ dày cấp chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng và nội soi dạ dày. Các loại thuốc được áp dụng trong trường hợp này: - Thuốc chống co thắt, chống nôn, có tác dụng giảm đau, giảm co bóp của dạ dày, giảm tiết dịch acid, từ đó giảm đau cho bệnh nhân, gồm: atropin, buscolysin.
- Các thuốc chống co thắt cơ trơn (giảm co bóp cơ trơn của thành dạ dày, từ đó giảm co bóp của dạ dày, giảm đau), gồm: papaverin, spasmaverin.
- Thuốc điều hòa nhu động dạ dày, ruột bao gồm thuốc chống co thắt giảm đau có thể dùng một trong những loại sau: spasmaverin; meteospasmyl. Thuốc điều hoà nhu động dạ dày có thể dùng metoclopramid HCL (primperan); domperidone maleate (motilium- M). Thuốc tác động lên thần kinh trung ương (có tác dụng trấn tĩnh, an thần kinh) như: sulpiride (dogmatyl), seduxen, bromazepin (lexomyl).
- Thuốc trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày (có bản chất là các bazơ, trung hoà bớt một phần acid trong dịch vị của dạ dày, từ đó giảm tác hại của acid lên niêm mạc dạ dày, giảm đau) có thể dùng phosphalugel gastropulgite. Với loại thuốc này, bạn có thể sử dụng để điều trị viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả
- Thuốc băng phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày (có tác dụng tạo một hàng rào che phủ niêm mạc dạ dày), gồm: bismuth subcitrat, sucralfat. Nhóm thuốc muối bismuth gồm các tinh thể muối này gắn chặt với các albumin của dịch rỉ viêm và các glyco protein tạo thành một màng bọc, có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ niêm mạc như: trymo, pylocid, denol hoặc sucralfate. Thuốc này liên kết với pepsin và muối mật phủ lên vùng niêm mạc bị viêm
- Thuốc ức chế bơm proton (có tác dụng giảm tiết acid của dạ dày tương tự như thuốc ức chế H2): omeprazole, lansoprazole, esomeprazol.
2/ Thuốc trị viêm dạ dày mãn tínhKhác với viêm niêm mạc cấp tính nói trên, bệnh nhân mắc viêm niêm mạc dạ dày mạn tính có tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Tình trạng viêm ở niêm mạc kéo dài lâu tạo thành nhiều tổn thương cho dạ dày, hoặc tình trạng viêm có thể lây lan ra rộng khắp các cơ quan tiêu hóa liên quan như ruột, tá tràng, hang vị dạ dày…Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng các loại thuốc sau: - Nhóm thuốc tăng bài tiết nhầy, tái sinh niêm mạc có tác dụng, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc dạ dày (tăng bài tiết nhầy, tái sinh niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc dạ thông qua việc làm tăng prostaglandin E2). Các thuốc có thể dùng như: cytotec, selbex, pepsane.
- Nhóm thuốc điều chỉnh hỗ trợ chức năng tiết acid của dạ dày: nếu giảm toan dịch vị dạ dày, người bệnh có thể uống dung dịch acid clohydric 1%.
- Nhóm diệt vi khuẩn Helicobacter pylori: kết hợp 2-3 kháng sinh hoặc phối hợp 2 kháng sinh với muối bismuth hoặc với một thuốc ức chế acid. Nếu vi khuẩn kháng thuốc, có thể thay thế bằng tinidazol hoặc clarythromycin.
Để chữa viêm dạ dày và các bệnh lý về dạ dày hiệu quả nhất không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc mà còn ở chế độ ăn uống hợp lý, để biết thêm chi tiết bạn hãy tham khảo vấn đề đau dạ dày kiêng ăn gì để có phương án trị bệnh tối ưu nhất. Với những loại thuốc kể trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn điều trị viêm dạ dày hiệu quả hơn. Chúc bạn sức khỏe và thành công!
|