Thác Dray Sap Nằm trên địa bàn hai huyện Cư Jút và huyện Krông Nô, với diện tích khoảng 1.655 ha, cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ là nơi tổ chức tham quan lữ hành duy nhất tại Đắk Nông hiện nay. Từ Tx Gia Nghĩa du khách đi khoảng 90km về hướng TP.Buôn Mê Thuột đến TT Ea T’ling, huyện Cư Jút, theo đường tỉnh lộ 4 hướng về huyện Krông Nô hơn 1km đến thác Trinh Nữ. Từ thác Trinh Nữ đi khoảng 8km nữa là đến thác Đray Sap và thêm 6 km là thác Gia Long (theo đường nội bộ nối liền giữa Đray Sap–Gia Long) Với độ cao của thác khoảng 50m, trải dài 100m, Tên gọi Dray-Sap là gọi theo tiếng đồng bào M’nông. Dray nghĩa là thác Sapnghĩa là khói, Dray Sap là thác khói. Vào mùa mưa thác nước đổ từ trên cao xuống tạo thành những bọt nước tung trắng xóa nhìn xa giống như làn khói nên người ta đặt tên là thác khói. Ngoài ra còn có một tên gọi khác đó là thác cầu vồng. Thác Dray Sap
Theo lời giải thích của người dân nơi đây sở dĩ thác có tên như vậy gắn liền với truyền thuyết nàng H’mi xinh đẹp khi đang ngồi tự tình với người yêu bên con thác thì bị quái vật nuốt chửng biến thành những cột khói khổng lồ, còn chàng người yêu ngày đêm ngồi bên bờ suối than khóc nàng đã biến thành một gốc cây lớn vươn cánh tay lên trời và cắm sâu vào ghềnh đá. Ngọn thác Đray Sáp ầm ầm tuôn trào suốt ngày đêm bên những vách đá sừng sững, hàng trăm loài dây leo như những con trăn dài khổng lồ nằm vắt vẻo lưng chừng núi. Xung quanh thác là khu rừng đặc dụng có giá trị sinh học cao. Thác Đray Sáp được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1991. Thác DraySap đẹp tuyệt vời tại Tây Nguyên
Qua khỏi trạm kiểm soát vé có hai lối đi xuống, chúng ta di chuyển thẳng xuống phía dưới theo bậc tam cấp, vòng xuôi theo dòng sông Serepok thấy một chiếc cầu bắc ngang sông, bên kia cầu là thác Dray-Nur tuy nhiên hiện tại cầu hư hỏng nhiều cho nên không tham quan được thác đó. Tiếp tục đi thẳng sẽ gặp thác Dray – Sap. Tham quan xong đi thẳng tiếp tục để đi ra, xuống 1 đường và ra đường khác. Chiều sâu của thác khoảng 12 – 15m vào mùa mưa thì có thể cao hơn Điểm chú ý: Là không tham quan được thác Dray Nur do cầu hư và trước đây do một số du khách khi tham quan thác, có đi ngang qua vườn rẫy trồng ngô của 1 số đồng bào nói đây thì tiện tay hái bắp làm hư hại cho nên người ta không sửa cầu để du khách tham quan thác Dray Nur nữa. Giá vé: 30.000 (bao gồm cả thác Dray Sap và thác Gia Long) Thác Gia LongThác Gia Long thuộc huyện Krong Ana, tỉnh Đắc Lắc. Hệ thống thủy điện tại đây cũng ảnh hưởng 1 phần lớn đến lượng nước của các con thác nơi đây. Các con sông chảy ngược dòng Serepok, sông Xê – xan và kỳ cùng. Từ thác Dray Sap đi lên khoảng 3km thì sẽ gặp thác Gia Long. Nếu xuôi thác Gia Long đi tiếp ta sẽ đến thác Dray Sap, Dray Nur và thác Trinh Nữ. Giá vé: 30.000 (bao gồm thác Dray Sap và thác Gia Long) Thác Gia Long
- Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
Tọa lạc tại số 12 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột. Hướng dẫn viên tại điểm: Đào Đức Ngọc (01688242788) Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
Chủ yếu tham quan gồm 3 phần chính: Phòng 1:– Trưng bày hình ảnh các cư dân tiêu biểu của địa lý, tài nguyên khí hậu thuận lợi thì tỉnh Đăk Lăk là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của con người. Cho nên nơi đây có sự cộng cư của nhiều cư dân. Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng hơn 40 tộc người cùng sinh sống trong đó có 3 cư dân bản địa là người Ê – đê, Mơ Nông và Gia Rai. Ngoài ra thì còn có người Kinh, Tày, Thái, Dao đỏ,… phương thức canh tác chính của cư dân nơi đây là chọc lỗ và tia hạt. Nam giới dùng gậy chọc lỗ, còn nữ giới thì sẽ thả hạt vào. Bên cạnh việc làm nương rẫy thì săn bắt và đánh bắt, hái lượm cũng là 1 trong những nghề sinh sống chủ yếu của họ. Hình tượng voi gắn liền với cuộc sống con người tại đây. Trong ngôi nhà dài của người Ê – đê có rất nhiều dụng cụ, bếp khách: ống đựng canh, môi múc canh, quả bầu lấy nước, đồ đan… Các bộ đồ trang sức vòng tay, vòng chân, cà răng căng tại nghi lễ bắt buộc để được công nhận là thành nên của buôn làng, hiện nay thì tập tục này không còn nhiều. Nam mặc áo đóng khô, nữ mặc áo và váy. Trang phục tư tưởng thì hoa văn cầu kỳ hơn, đặc biệt hơn. Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ… Trưng bày hình ảnh các cư dân tiêu biểu
– Về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chủ yếu do nam biểu diễn, được công nhận là di sản phi vật thể thế giới. Rượu cần thức uống đặc trưng của người dân nơi đây. Rượu để trong các chế càng to càng cao thì càng quý. Thông thường thời gian ủ để cho ra 1 bình rượu cần là 2 – 3 tháng. Một trong các lễ lớn của người dân Gia Rai là lễ bỏ mả, thường thì từ 1 – 7 năm tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà làm lễ sớm hay muộn. Đây là nghi lễ chấm dứt mối quan hệ giữa người sống và người chết. Kể từ sau lễ bỏ mả thì người thân sẽ không còn ra thăm viếng người đã mất nữa. Lễ hội đâm trâu là 1 trong những nghi lễ lớn của người dân khu vực Tây Nguyên này. Lễ diễn ra nhằm cầu cho mùa màng bội thu và tạ ơn thần linh. Ngoài ra còn có lễ cầu mưa… Phòng 2: Phòng lịch sử– Các hiện vật của người dân qua các thời kỳ: trống chiêng,… – Trưng bày 1 số hình ảnh các anh trong ban chỉ huy quân sự chiến tranh. – Một số các hiện vật trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như súng AK, B40, B41 trong công cuộc giải phóng dân tộc. Di tích đèo Phượng Hoàng là cửa ngõ cực kỳ quan trọng trong công cuộc chống Mỹ, đặc biệt là trong cuộc giải phóng 10 – 3. Hiện tại khẩu súng DK2 là 1 trong những khẩu súng nổ tiếng súng đầu tiên trong trận mở màn giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10 – 03 – 1975. Các hiện vật của người dân qua các thời kỳ
Phòng 3: Đa dạng-Trưng bày các loại động vật khô như trăng, tê tê, hổ, báo, hoa mai, cá sấu,… nhồi bông bên trong da thú. -Một số các loại cà phê nổi tiếng như Robusta, cà phê chè, cà phê chồn,,,, Các hiện vật của người dân qua các thời kỳ
Tìm hiểu thêm lịch trình tour Tây Nguyên tại website: vinaredtravel.com
|