Thời gian đăng: 19/11/2018 09:28:26
Ai ai trong chúng ta đều mong muốn có 1 làn da khỏe mạnh, căng bóng mịn màng. Những điều đáng buồn rằng không phải chị em nào cũng hiểu rõ về cấu trúc của da để chăm sóc da tốt hơn. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc da mặt cũng như da toàn thân mình xin chia sẻ cho các bạn về các thành phần và chức năng của da qua bài viết sau.
Cấu trúc da có mấy phần?
Da người là một cấu trúc tinh vi, đa chức năng và là cơ quan hoàn thiện nhất của cơ thể. Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, bao gồm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Về thành phần hóa học, da có khoảng 70% nước, 25% protein và 2% lipid.
Cấu trúc da gồm 3 phần chính : lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. 3 lớp này hoạt động nhịp nhàng, phối hợp với nhau để định hướng các tế bào, sợi và những cấu trúc vô định khác trên da tạo nên một làn da khỏe mạnh.
Qua phân tích trên chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của làn da đối với chúng ta đặc biệt là cấu trúc da mặt.
Làn da đẹp là làn da toàn vẹn về cả mặt cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc hình thành trên da.
Xem thêm: Dưỡng ẩm phục hồi da – Giải pháp để làm đẹp an toàn tại nhà
Lớp biểu bì ( thượng bì) - Lớp bảo vệ
Lớp biểu bì là cấu trúc da ở lớp trên cùng, bao gồm các mô vảy sừng phân tầng. Lớp biểu bì phân hóa thành 5 lớp khác nhau: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng ( tuyến dầu) và lớp sừng. Lớp sâu nhất của biểu bì chứa 70-75% nước và lớp sừng chứ 10-15%.
Độ dày trung bình cấu trúc da lớp biểu bì khoảng 0.1 – 1mm tùy vùng da. Mỏng nhất là mi mắt (đó là lý do vì sao vùng da mắt thường là vùng dễ bị tổn thương và lão hóa nhất, cửa sổ tâm hồn cũng là nơi “tố cáo” tuổi tác của chúng ta), dày nhất là lòng bàn tay bàn chân. Lớp biểu bì có khả năng tái sinh và thay thế cao khi bị tổn thương (khả năng này sẽ giảm dần qua tuổi tác).
Da có tính acid nhẹ ( pH = 4,5 - 5,5) và được gọi là lớp vỏ acid của da. Lớp này có tác dụng bảo vệ làn da của bạn khỏi những vi khuẩn, tia bức xạ từ mặt trời, máy tính, điện thoại, ô nhiễm môi trường,…duy trì lớp keratin được kết nối chặt chẽ. Nếu lớp keratin yếu đi da sẽ dễ bị nhiễm trùng, nhạy cảm với tia cực tím, hóa chất, trở lên khô, kích ứng và bong da.
Lớp trung bì - Lớp giữa của da
Lớp trung bì được phân tác với lớp biểu bì qua lớp tế bào đáy, đây là cấu trúc da thứ 2.
Lớp trung bì là cầu nối giữa lớp hạ bì và biểu bì thông qua một cấu trúc sợi có khả năng di động tương đối. Độ dày của lớp trung bì trung bình từ 0,5 - 4mm. Có 2 lớp trung bì là: lớp nhú và lớp lưới ( hay còn được gọi là trung bì nông, trung bì sâu).
Chức năng cơ bản của lớp trung bì là:
- Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lớp biểu bì.
- Điều hòa thân nhiệt thông qua thay đổi tuần hoàn máu và tiết mồ hôi.
- Giữ chức năng bảo vệ cơ học cho các cấu trúc sâu hơn của da.
- Quyết định độ nhạy cảm của da.
>>> Xem thêm: Bột rửa mặt bằng đậu đỏ thần thánh đem lại làn da mịn màng
Lớp hạ bì - Lớp mỡ dưới da
Lớp mỡ dưới da nằm ngay dưới và liên kết lỏng lẻo với lớp trung bì. Lớp hạ bì của da có cấu trúc da như lớp bọt biển gồm: sợi collagen, elastin, tế bào mỡ, mạch máu, mạch bạch huyết, tế bào thần kinh. Bề mặt lớp mô mỡ được nối với lớp trung bình bằng các sợi collagen hướng từ lớp trung bì đến hạ bì.
Chức năng chính của lớp mỡ dưới da:
- Cung cấp năng lượng: chất béo là nguồn năng lượng dồi dào, 1g chất béo cung cấp 9 cal năng lượng.
- Cách nhiệt: Chất béo giữ ấm cho cơ thể do nó ngăn cách và cung cấp nhiệt cho cơ thể trong môi trường lạnh.
- Bảo vệ: Chất béo giúp giảm nhẹ chấn động và va chạm, nhiệt độ, giúp da linh động, vì da có thể co gian theo bất cứ hướng nào trong 1 giới hạn cho phép. Do đó, bảo vệ làn da khỏi những tổn thương.
- Sản xuất hormone: mô mỡ có thể độc lập tổng hợp estrogen và testosterone.
Ngoài 3 lớp chính trên 1 cấu trúc da không thể bỏ qua đó là lớp phụ của da gồm: tuyến bã nhờn, mô hôi, lông, móng…. chức năng của lớp này là điều hòa thân nhiệt, bảo vệ làn da tránh mất nước…
Chức năng của cấu trúc da
Da là bộ phân tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều nhất trong cơ thể, nó không chỉ là vỏ bọc bên ngoài cơ thể mà cấu trúc da còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.
- Bảo vệ các cơ quan như: Thần kinh, mạch máu, xương, nội tạng trước các yếu tố có hại về sinh học, cơ học, hóa học và vật lý. Cấu trúc da hình thành từ các sợi collagen có tính chất đàn hồi giúp da chịu được những áp lực đặt lên da.
- Bài tiết: Tùy vào cơ địa mà tuyến mồ hôi bài tiết với cường độ khác nhau để điều hòa thân nhiệt và đào thải độc tố cho cơ thể.
- Miễn dịch: trong cấu trúc da có các tế bào langerhan giúp kháng khuẩn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Điều hòa thân nhiệt
- Dự trữ nước
- Cảm giác: Da là 1 trong 5 giác quan của con người. Da có khả năng nhạy cảm với nhiều áp lực, tiếp xúc, nhiệt độ và đau.
- Tổng hợp vitamin D.
Làm thế nào để bảo vệ làn da của bạn?
Làn da rất dễ bị mất nước nhất là vùng da mặt vì phải tiếp xúc trực tiếp với ánh ắng mặt trời trong thời gian dài, khiến cho làn da trở nên khô hơn, nhăn nheo và thiếu sức sống. Chính vì vậy để bảo vệ làn da tránh khỏi những vấn đề không mong muốn chị em nên thường xuyên chăm sóc và bảo vệ làn da hợp lý.
Việc bôi kem dưỡng da hàng ngày là một phương pháp bổ sung độ ẩm cho da nhưng chỉ có hiệu lực ngắn. Sản phẩm này sẽ thẩm thấu các dưỡng chất vào sâu bên trong giúp cho làn da khỏe mạnh và mịn màng nhưng lại không thể hoàn toàn giúp bạn chăm sóc làn da một cách hiệu quả nhất. Thay vào đó bạn nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn bởi làn da cũng là một phần của cơ thể, chính vì vậy sức khỏe cũng ảnh hưởng một phần rất lớn tới làn da của bạn.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi xuân cho làn da. Ngoài ra, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết bởi nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một làn da mịn màng tràn đầy sức sống.
Trên đây là những kiến thức chuyên sâu về cấu trúc da, hy vọng qua đây các bạn có thể hiểu hơn về làn da của mình để có chế độ chăm sóc hợp lý để sớm lấy lại làn da khỏe mạnh nhé.
Nguồn: Dr pluscell
|
|