Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi). Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu. Bệnh sỏi thận là bệnh gì?Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn. Nguyên nhân gây sỏi thậnSỏi thận là do kết quả của sự kết tủa một số chất chứa trong nước tiểu. Có nhiều yếu tố gây sỏi thận như nhiễm độc, một số thực phẩm, một vài loại thuốc (thuốc chứa canxi, vitamin C,...). Bởi sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là axit oxalic, do đó, khi dùng liên tục và liều cao có thể gây nên sỏi thận (sỏi oxalat canxi). Một số trường hợp bị sỏi thận do rối loạn chuyển hóa (ví dụ bệnh gút) hoặc do chế độ ăn, uống không hợp lý (uống ít nước, lười ăn rau, canh, dùng nhiều kali, phytate và dùng ít protein thực vật, natri và sucrose) làm tăng hàm lượng canxi, oxalate, axit uric trong nước tiểu gây sỏi thận. Ngoài ra, sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi (dị dạng, u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến). Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo,...). Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây nhiễm khuẩn thận, từ đó có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận. Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sỏi thận là gì?Khoảng một phần ba dân số bị sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh sỏi thận, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu. Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng) và đến bìu . Những triệu chứng khác bao gồm: Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục; Tiểu máu; Buồn nôn và nôn mửa; Ớn lạnh; Sốt; Cơn đauquặn thận thường xuyên; Đi tiểu gấp; Đổ mồ hôi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều trị sỏi thận tại nhà
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và liệu bạn có bị nhiễm trùng không. Sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài. Những trường hợp sỏi lớn hơn hoặc trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội sọi niệu quản). Cũng giống như các bệnh khác, phương pháp điều trị tốt nhất là phòng ngừa. Một số thay đổi về lối sống đơn giản có thể có hiệu quả như: Uống đủ nước, tốt nhất là nước tinh khiết hoặc nước thảo dược Ăn ít đồ ăn chứa nhiều oxalate Hạn chế ăn muối và protein động vật Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung can-xi
Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nếu trong gia đình có người bị sỏi thận, bạn có yếu tố nguy cơ sỏi thận hoặc nếu bạn chỉ muốn đảm bảo mọi thứ với bạn vẫn ổn.
Xem thêm: Sỏi thận là do nhịn tiểu quá lâu, quá nhiều lần Nguồn: https://hoangadsvn.voog.com/blog/s-i-th-n-la-do-nh-n-ti-u-qua-lau-qua-nhi-u-l-n
|