Thời gian đăng: 19/7/2019 14:17:37
Điện lực xoay quanh nội dung xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hải – Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai khi bảng giá máy phát điện công nghiệp trao đổi với PV Tạp chí Điện lực xoay quanh nội dung xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du.
PV: Xin ông cho biết, vì sao phải xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa trên các lưu vực sông?
- Ông Nguyễn Văn Hải: Sau những trận bão lụt lớn xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về người và của trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) “Xây dựng bản đồ ứng phó với tình huống nước biển dâng do bão mạnh, siêu bão và máy phát điện 3 pha bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa trên lưu vực sông”. Đến thời điểm này, công trình đã hoàn thành, Tổng cục PCTT - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT sẽ cung cấp cho địa phương và các đơn vị liên quan sử dụng, đưa ra các phương án ứng phó phù hợp, tùy theo cấp báo động.
Trong quá trình xây dựng, Ban Chỉ đạo đã huy động tất cả các cơ sở đầu ngành trong cả nước và có tham vấn ý kiến các chuyên gia quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất và dựa trên bản đồ tỷ lệ 1/1000 do Bộ TN&MT cung cấp.
Ban Chỉ đạo đã đưa ra những kịch bản như thế nào để các địa phương, nhà máy thủy điện có thể chủ động tính toán khi xả lũ?
- Việc xác định các kịch bản với bão mạnh và siêu bão có 5 kịch bản chung. Riêng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa thủy điện, tùy theo lưu vực sông và căn cứ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam, có lưu vực sông có đến 25 kịch bản.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chúng tôi chọn 5 - 6 kịch bản phổ biến nhất để triển khai trước. Do diễn biến thời tiết ngày càng cực đoan, việc xây dựng càng nhiều kịch bản sẽ giúp các địa phương chủ động ứng phó thiên tai tốt hơn.
Trong quá trình theo dõi và tổng hợp, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các địa phương đều đánh giá bản đồ và phương pháp tiếp cận này phù hợp với nước ta. Tuy nhiên, một số địa phương do chưa đủ nguồn lực và trang thiết bị, nên đã gặp khó khăn nhất định. Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT sẽ tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ.
Việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du sẽ giúp ích gì cho các nhà máy thủy điện trong quá trình vận hành hồ chứa, đặc biệt vào mùa mưa bão?
- Đây là sản phẩm khoa học mang tính kỹ thuật cao, xác định được phạm vi ngập lụt, độ sâu ngập lụt và thời gian ngập lụt. Do vậy, tất cả lưu vực sông có nhà máy thủy điện đều phải xây dựng phương án vận hành đảm bảo an toàn cho hạ du. Đây cũng là kết quả đầu ra để các nhà máy thủy điện tham khảo và điều chỉnh lại quy trình điều tiết vận hành xả lũ, đảm bảo an toàn cho hạ du và vận hành an toàn cho công trình.
Chúng tôi sẽ bàn giao bản đồ ngập lụt này cho EVN để triển khai đến các chủ hồ chứa, giúp cho việc xây dựng phương án xả lũ có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương.
Thưa ông, việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du liệu có minh oan cho các nhà máy thủy điện khi xả lũ hay không, khi dư luận cho rằng, thủy điện là tác nhân gây ra lũ hạ du?
- Phải khẳng định rằng, nhiều năm qua không có chuyện thủy điện gây ra ngập lụt vùng hạ du. Tuy nhiên, chúng ta cần giám sát việc xả lũ của các NMTĐ có đúng quy trình không? Để vận hành đúng quy trình, phải có nhiều cách, trong đó có quy định, địa phương và chủ đập cần chia sẻ thông tin, phổ biến rộng rãi cho người dân hiểu và cùng giám sát.
Đối với các Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông, nếu đến mức phải xả theo quy trình, nhưng chủ đập không xả cũng là vi phạm quy trình. Quá trình xả lũ có thể gây ngập, nếu các hồ chứa vận hành đúng quy trình sẽ không có lỗi. Nguyên tắc xả lũ của hồ chứa thủy điện là không được xả lượng nước lớn hơn khối lượng nước về hồ.
Hiện nay đã bước vào mùa mưa lũ, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng do máy phát điện 3 pha cũ Ban Chỉ đạo điều hành, còn các quy trình khác do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố đó điều hành, trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ do Ban Chỉ đạo điều hành quyết định.
Có thể nói, diễn biến thời tiết hiện nay hết sức cực đoan, khó dự báo chính xác. Vì vậy, cần quan trắc đo mưa, đo mực nước với mật độ dày hơn, đồng thời cần làm tốt công tác dự báo, giám sát và kiểm chứng thực tiễn, kịp thời điều chỉnh, hiệu chỉnh các mô hình thực tế. Có được những thông số đó, việc điều chỉnh lại mô hình sẽ sát với thực tế hơn, giúp công tác phòng chống thiên tai đạt được hiệu quả cao hơn.
|
|