Có nhiều nhà hàng đã rất thông minh khi họ sử dụng những mánh khóe sau để thực khách chi tiền nhiều hơn. Đó là gì ? Các bạn hãy cùng tìm hiểu về12 mánh khóe của các nhà hàng khiến khách phải vung tiềnnhé. Luôn có cái bẫy của sự thoải mái, tiện nghi để khách có thể vung tiền nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Chỉ cần một chút mẹo nhỏ là thực khách đã có thể hoàn toàn tin tưởng vào việc mình sẽ muốn chi tiền nhiều. Vậy cách đó là gì? bạn hãy cùng chuông gọi nhân viên phục vụ không dây cho nhà hàng điểm qua các mánh khóe đó nhé. Mới đây, các chuyên gia từ chuyên trang Brightside (Mỹ) đã hé lộ 12 mẹo mà các nhà hàng sử dụng để khiến thực khách “vung tay quá trán”. Sau đây là 6 “cái bẫy” đầu tiên: 1. Ảo giác Delboeuf
Delboeuf là 1 ảo giác quen thuộc mà nhiều người đã biết hoặc trải qua, hiểu nôm na là 2 đồ vật cùng có 1 kích cỡ, thể tích, khối lượng nhưng nhìn hình dáng thì lại khác nhau. Các nhà hàng áp dụng ảo giác Delboeuf khi phục vụ thức ăn trên đĩa lớn để trông phần ăn có vẻ to hơn, nhưng thực chất chẳng khác gì lượng đồ ăn đựng trong đĩa nhỏ. Chỉ với mánh khóe đầu tiên và dễ dàng này thì rất nhiều thực khách đã tin rằng mình bỏ số tiền nhỏ nhưng lại sở hữu một phần ăn to hơn. Vừa đem lại một sự phục vụ chu đáo mà vừa tiếp kiệm chi phí cho nhà hàng. 2. Ly cao và ly rộng
Khi order 1 ly nước trong các nhà hàng, thực khách thường sẽ được phục vụ bằng ly có thành mỏng, cao và bán kính nhỏ. Con người có tâm lý coi những vật “cao và gầy” thì sẽ lớn hơn, được hời hơn, nhưng thực chất thì không phải vậy. Thậm chí, đã có video “vạch trần” mánh khoé này khi so sánh lượng nước trong cốc “cao gầy” với với cốc thấp hơn nhưng có bán kính rộng hơn thì lượng nước hoàn toàn bằng nhau. Chiêu ảo giác này cũng thường được sử dụng tại các nhà hàng, quán bar, quán trà sữa, coffe đều rất hiệu quả, vậy bạn đã biết đến mẹo này chưa nhỉ. 3. Khiến phần ăn trông tuyệt vời hơn bằng cách “cầu kỳ hoá”
Nhà hàng chỉ cần update từ đĩa giấy, dĩa nhựa lên đĩa sứ, dĩa inox là phần ăn của bạn có thể sẽ đắt hơn gấp 3 - 5 lần. Nhưng đa phần thực khách đều cảm thấy xứng đáng vì được phục vụ “sang” hơn, cho dù chất lượng và khẩu phần ăn thì không đổi. 4. Phí phục vụ (tiền tip, tiền boa)
Việc tip tiền (boa tiền) cho nhân viên phục vụ là điều hoàn toàn dễ hiểu nếu được hưởng dịch vụ xứng đáng. Thế nhưng tại 1 số nhà hàng, tiền tip đã được tính thêm vào hoá đơn (thường là 5-15%), nhưng tất nhiên là thực khách thường không để ý đến khoản phí này trước khi ăn. Mánh khoé này chắc chắn 100% sẽ khiến khách phải trả phí nhiều hơn. Bởi lẽ, cho dù thực khách có nhận ra khoản tiền này khi thanh toán, sẽ chẳng mấy ai hỏi lại vì tâm lý… ngại. Hoặc 1 số người cũng chẳng hề nhận ra khoản phí này, và tip trực tiếp cho nhân viên phục vụ, như vậy là họ đã tip 2 lần. 5. “Tái sử dụng” bánh mì miễn phí
Điều này đã được các nhân viên nhà hàng thừa nhận trong khảo sát của Brightside. Nếu bánh mì ở quầy tráng miệng không được lấy hết, các nhà hàng sẽ nướng nóng lại để sử dụng cho hôm sau (tất nhiên là vẫn phải đảm bảo chất lượng bánh). Ngoài ra, bánh mì thừa cũng có thể được biến tấu, tận dụng trong các món tráng miệng khác. 6. “Bẫy” menu: Xếp từ món đắt tới rẻ
Theo 1 nghiên cứu, tâm lý chung của thực khách khi xem thực đơn là nhìn vào góc trên bên phải trước tiên, sau đó mới dịch chuyển dần xuống khu vực góc dưới cùng bên trái. Từ đó, các nhà hàng sẽ đặt những món ăn đắt tiền, ngon mắt nhất lên trên, còn những món rẻ nhất được giấu xuống cuối menu. Đó chính là lý do bạn không bao giờ tìm được những món ăn có giá vừa phải trong 10 giây đầu tiên nhìn vào thực đơn. Đó khi bạn đã biết được cách như trên thì hãy hạn là một khách hàng tiêu dùng thông minh và có sự lựa chọn nhé.
|