2. TỤ KHÍ SINH TÀI.
“Nước hóa thành hơi, hơi là vô hình. Nhưng nếu hơi tụ lại trong một khoảng không nhất định sẽ tạo thành áp suất lớn. Cảnh giới thứ hai của thành công: Tụ khí sinh tài“.
3. BAO DUNG TIẾP NHẬN.
“Nước làm sạch vạn vật, chẳng chê chỗ thấp, chẳng ngại thứ bẩn. Nước mở rộng lòng mình tiếp nhận mà không oán, không hận. Cảnh giới thứ ba của thành công: Bao dung tiếp nhận“.
4. LẤY NHU THẮNG CƯƠNG.
“Nước nhìn như không có lực, chảy xuôi từ chỗ cao xuống chỗ thấp, gặp vật thì né mình mà lượn qua, nếu không tránh được thì kiên nhẫn mài mòn. Cảnh giới thứ tư của thành công: Lấy nhu thắng cương“.
5. CO ĐƯỢC GIÃN ĐƯỢC.
“Nước có thể dâng cao cũng có thể hạ thấp. Khi ở trên cao thì hóa thành mây mù, lúc ở dưới thấp lại thành sương mưa, nhiều giọt nước nhỏ tụ thành suối sông, nhiều sông suối bé hội lại mà thành biển cả mênh mông. Đây là loại cảnh giới thứ năm của thành công: Co được giãn được“.
6. NUÔI DƯỠNG THIÊN HẠ.
“Nước dù lạnh lẽo nhưng lại có tấm lòng lương thiện, không tranh với đời, lại nuôi sống vạn vật thế gian mà chẳng cần báo đáp. Cảnh giới thứ sáu của thành công: Nuôi dưỡng thiên hạ“.
7. CÔNG THÀNH THÂN THOÁI.
Sương mù nhìn như mờ ảo nhưng kỳ thực là tự do nhất. Nó có thể kết thành mưa mà hóa thành giọt nước, lại có thể tan ra thành ức triệu hơi sương lơ lửng giữa đất trời. Cảnh giới thứ bảy trong đời của người thành công: Công thành thân thoái“. (Thành công rồi thì thoái lui, ra đi).
Vậy cuộc sống này có bao giờ thiếu thử thách, chông gai, có bao giờ là mãi mãi ngập tràn tiếng cười hạnh phúc? Vì vậy, những bất hạnh ập đến với bạn thảy đều không phải vô duyên vô cớ, thảy đều là để bạn vấp ngã rồi đứng lên, đau đớn rồi kiên cường, thống khổ rồi trưởng thành hơn nữa.
Con chim non muốn vẫy vùng giữa bầu trời phải dám nhảy xuống từ vách đá cao nghìn thước. Cây tùng, cây bách muốn sống trải nghìn năm, có thể chịu được sương tuyết phôi pha giữa trời đông khắc nghiệt. Người ta muốn có thành tựu trong đời cũng không thể không chịu vài vết thương, đổ vài giọt máu đào.
Nước chính là bản nguyên của sinh mệnh, là cái gốc nuôi dưỡng sự sống. Ở đời có thể hành xử như nước, vừa nhu vừa cương, tùy thời biến hóa, độ lượng khoan dung thì chính là đã thuận theo đạo lớn của tự nhiên
Xem thêm:Sách tóm tắt