Thời gian đăng: 24/2/2020 09:36:14
Xây dựng nhà xưởng là khâu đầu tiên và cũng là khâu có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi xây dựng nhà xưởng các nhà đầu tư cần phải dựa trên quy mô, khả năng về tài chính hay ngành nghề để đưa ra những thiết kế phù hợp. Để giúp các nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, công ty Xây Dựng Khôi Nguyên chia sẻ một số điểm sau:
1. Một số thiết kế nhà xưởng phổ biến hiện nay
Hiện nay, nhà xưởng được xây dựng với nhiều thiết kế và vật liệu đa dạng. Mỗi thiết kế lại có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy các nhà đầu tư phải am hiểu về từng loại nhà xưởng để có lựa chọn cho phù hợp. Một số thiết kế nhà xưởng đang được phổ biến hiện nay là:
a. Nhà xưởng được xây dựng bằng bê tông cốt thép
Với loại nhà xưởng này, bê tông được sử dụng để xây dựng các bộ phận móng, cột, nền, và dầm. Bốn phía xung quanh thì dùng gạch xây thành tường bao bọc. Gạch được sử dụng là loại có độ dày từ 10 đến 20cm. Tường gạch sẽ được xây theo bản về thiết kế của từng công trình.
Phần mái của xưởng được lợp bằng tole màu có mạ kẽm. Để chống nóng và ồn thì phần mái sẽ sử dụng thêm các tấm dán cách nhiệt. Các xà của mái làm bằng gỗ đen hoặc mạ kẽm. Độ dày của xà từ 1,4 đến 2 ly.
b. Nhà xưởng có kết cấu thép
Nhà xưởng dựng bằng kết cấu thép thì chỉ sử dụng bê tông trong các phần nền và móng. Ở các phần móng và nền này sau khi xây dựng bằng bê tông cốt thép thì sẽ gắn các bulong định vị. Dựa vào các bulong định vị này để dùng thép dựng cột và kèo của xưởng.
Tường xung quanh của xưởng được xây bằng gạch thường có độ dày từ 10 đến 20cm, chiều cao của tường chỉ xây từ 2,2m đến 2,8m, còn phía trên sẽ dựng các vách tôn. Phần mái sẽ dùng tole màu có mạ kẽm để lợp. Sau đó cần dán thêm tấm cách nhiệt để chống ồn và chống nhiệt để công nhân và máy móc có thể hoạt động thuận lợi trong quá trình sản xuất.
2. Các điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng nhà xưởng
Dù lựa chọn xây dựng nhà xưởng theo mẫu thiết kế nào hay lựa chọn đơn vị nào để thi công thì trong quá trình xây dựng cần phải đảm bảo một số các điều kiện sau:
- Giảm đến mức tối thiểu sự nhiễm bẩn môi trường xung quanh trong quá trình xây dựng
- Bố trí các mặt bằng nhà xưởng phù hợp để tạo thuận lợi cho quá trình bảo dưỡng, vệ sinh, hạn chế các vấn đề ô nhiễm không khí.
- Nếu các nhà xưởng sử dụng trong chế biến thực phẩm thì các vật liệu và bề mặt phải không độc khi tiếp xúc với thực phẩm và phải dễ làm sạch.
- Cần thiết kế các phương tiện cần thiết trong nhà xưởng để kiểm soát độ ẩm không khí, nhiệt độ và các yếu tố khác.
- Cần có phương án bảo vệ và phòng chống hiệu quả các dịch hại có nguy cơ xảy ra.
- Vận hành đúng với các mục đích sử dụng được xác định
3. Một số lưu ý khi xây dựng nhà xưởng
Phần móng luôn là phần quan trọng nhất của các công trình xây dựng. Bởi nó không chỉ quyết định tới độ an toàn mà còn ảnh hưởng tới cả giá cả của cả công trình.
Vì vậy khi xây dựng nhà xưởng thì các nhà đầu tư cần lưu tâm đặc biệt khi xây móng. Nếu xây nhà xưởng ở khu vực đất cao, có độ cứng lớn thì móng không cần gia cố quá chắc chắn.
Nhưng nếu xây dựng nhà xưởng ở những vùng đất mềm như đất bùn hoặc dễ sụt lún thì cần phải gia cố chắc chắn bằng hình thức đóng cừ tràm hoặc ép cọc. Như vậy trước khi tiến hành thi công thì nên có hoạt động phân tích tính chất đất để đưa ra giải pháp thi công phù hợp.
Nền nhà xưởng nên được thiết kế dựa trên công năng sử dụng của nhà xưởng. Căn cứ trọng lượng máy móc hay thiết bị là lựa chọn độ dày cho phần bê tông đổ nền của xưởng. Thường bê tông đổ nền sẽ có độ dày từ 10 đến 50cm.
Nếu nhà xưởng có trang bị máy móc sản xuất có trọng lượng càng lớn thì nền bê tông sẽ có độ dày càng cao. Nền nhà xưởng cần được xoa sau khi đổ bê tông. Nhưng có thể tùy theo hoạt động sản xuất mà nhà đầu tư có thể lựa chọn sơn epoxy cho bề mặt nền bê tông hay không.
Lớp sơn epoxy này sẽ giúp việc vệ sinh nhà xưởng dễ dàng vì nó chống bám bụi, nhưng nó lại tốn một khoản chi phí nhất định.
Khi xây dựng nhà xưởng kết cấu thép cần phải thiết kế cột và kèo théo của nhà xưởng một cách hợp lý. Tránh trường hợp thiết kế thừa gây lãng phí, hay thiết kế thiếu cột, kèo sẽ gây mất an toàn cho công trình.
Lựa chọn thợ thi công có trình độ và tay nghề cao, ưu tiên những thợ có kinh nghiệm thi công nhà xưởng để đảm bảo độ bền vững và tính thẩm mỹ của nhà xưởng.
Có thể nói, xây dựng nhà xưởng là giai đoạn rất quan trọng khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn nhà xưởng xây dựng hợp lý và hiệu quả thì cần có những đơn vị thi công có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
|
|