Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Áp dụng mô hình sản xuất Lean manufacturing trong quản trị kinh doanh [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 17/8/2020 16:47:35

Dùng mô hình sảnxuất tinh gọn Lean Manufacturing là một phương pháp quản trị hiện đại bao gồm nhằmtinh gọn hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu những công đoạn dư thừa. Nếu ápdụng Lean Manufacturing không đúng cách có thể gây ra các gián đoạn không đángcó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nghiêncứu cho thấy các công ty áp dụng sản xuất tinh gọn có thể mang lại hiệu quảkinh doanh tương tự khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO.


Vậy Lean Manufacturingcó những đặc điểm gì? Các mục tiêu nào của Lean giúp doanh nghiệp triển khaisản xuất tinh gọn hiệu quả nhất? Hãy cùngLAVAN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.


Tìmhiểu sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing

Lần đầu tiên xuấthiện trong cuốn “The Machine that Changed the World” năm 1990. Thuật ngữ “LeanManufacturing” được sử dụng làm tên gọi cho phương pháp sản xuất tinh gọn, liêntục các tiến các quy trình sản xuất kinh doanh. Lean Manufacturing tập trungvào nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added)nhưng làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất.


Bắt nguồn từ hệthống sản xuất của Toyota (TPS) được triển khai xuyên suốt từ những năm 80 củathể kỷ trước. Ngày nay, mô hình sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing được ápdụng rộng rãi tại các công ty hàng đầu thế giới. Hiệu quả của mô hình đem đếnsự tăng trưởng nhảy vọt cho các công ty sản xuất. Đặc biệt là những doanhnghiệp sản xuất ô tô và các nhà cung cấp máy móc thiết bị.

Theo IndustryWeek,hiện có hơn 36% các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã và đang triển khai LeanManufacturing. Các công cụ của Lean trở thành đề tài nóng hổi được quan tâm bởicác doanh nghiệp tại các nước phát triển.


>>Tìm hiểu thêm về Kaizen, triết lý quản lý chất lượng hàngđầu Nhật Bản được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới: https://lavan.com.vn/kaizen-la-gi/

Quan điểm chính củaLean Manufacturing
  • Thông thường, có đến 95% thời gian trong lịch trình     sản xuất chính (MPS) không làm tăng giá trị.
  • Lưu kho là sự lãng phí hoặc mất chi phí mà không phải     một dạng dự trữ tài sản.
  • Cần phải rút ngắn thời gian giữa quá trình sản xuất     chính với thời gian quá trình thực sự. Bằng cách giảm thiểu các giai đoạn,     kết quả không tạo ra giá trị nhưng làm tăng chi phí và thời gian chu     trình.
  • Những cá nhân làm việc trong cùng một quy trình phải     cùng nhau thảo luận, khai thác kinh nghiệm, kĩ năng của tập thể nhằm giảm     sự lãng phí và cải tiến quá trình sản xuất
  • Cần tiến hành các giải pháp kịp thời đúng lúc

Các mục tiêu của LeanManufacturing




        
    • Gia      tăng sản lượng: bằng cách giảm chu kỳ sản xuất, gia tăng      năng suất lao động.
        
    • Giảm      phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết: bao gồm      nguyên liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, các tính năng không thuộc      yêu cầu của sản phẩm.
        
    • Cải      thiện năng suất lao động: giảm thời gian nhàn rỗi của      công nhân. Đảm bảo công nhân đạt năng suất cao trong thời gian làm việc.      Hạn chế công nhân thực hiện các thao tác không cần thiết.
        
    • Sử      dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả nhất: bằng cách loại bỏ      các trường hợp ùn tắc. Gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất, giảm thiểu thời      gian chờ, thời gian máy dừng.
        
    • Giảm      thiểu mức tồn kho: ở tất cả các công đoạn sản xuất. Nhất      là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn.
        
    • Tăng      tính linh động: sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Với thời      gian và chi phí chuyển đổi thấp nhất.
        
    • Giảm      thời gian quy trình và chu kì sản xuất: bằng cách giảm thời      gian chờ đợi giữa các công đoạn.

Doanh nghiệp nào nênthực hiện Sản xuất tinh gọn (Lean)?


Thông thường, cáccông ty cần áp dụng quy trình Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing được xácđịnh bởi một số vấn đề xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:




        
    • Nhiều chi phí phát sinh
        
    • Chu kì sản xuất dài
        
    • Những khâu không cần thiết xuất hiện nhiều
        
    • Kế hoạch sản xuất không cân bằng
        
    • Dịch vụ chăm sóc khách hàng kém
        
    • Khó đạt mục tiêu sản xuất
        
    • Thời gian chờ đợi dài
        
    • Dòng thông tin phản hồi chất lượng kém
        
    • Nhân viên có nhiều thời gian nhàn rỗi , không mang      lại giá trị
        
    • Hàng sản xuất bị tồn kho
        
    • Hồ sơ tồn kho, thông số kỹ thuật, tài liệu có sai      sót
        
    • Dự đoán doanh thu sai lệch

Những doanh nghiệpnày không nên triển khai quy trình sản xuất tinh gọn ngay mà cần các nhà quảnlý cấp cao hỗ trợ thực hiện, lên kế hoạch, triển khai thử trong một dây chuyềnsản phẩm trước khi thực hiện trên quy mô rộng.


Lợi ích của mô hìnhsản xuất tinh gọn Lean Manufacturing
Rút ngắn thời gian chu trìnhsản xuất (Cycle time)



Bằng cách giảm thiểucác hoạt động không gia tăng giá trị, cùng với việc hợp lý hóa các quá trìnhtạo ra giá trị. Mô hình Lean sẽ loại bỏ sự lãng phí do chờ đợi giữa các côngđoạn. Rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (Set-up time) và thờigiản chuyển đổi giữa các sản phẩm (Change-over time). Nhờ đó chu kỳ sản xuất cóthể giảm từ 16 tuần xuống khoảng 5-6 ngày.

>>> Nếu bạn đang có nhucầu nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng, tối ưu quy trình sản xuất bằng quảnlý chất lượng. Hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH TM Lavan để được hỗ trợ ngay.

Cải thiện năng suất và chấtlượng sản phẩm, dịch vụ


Nhờ vào việc giảmthiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcđầu vào. Giảm thời gian chờ đợi, các thao tác thừa trong quá trình làm việc,vận hành nhằm tăng năng suất và hiệu suất làm việc của nhân viên. Mỗi nhân viênviên sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Mỗinhân viên sẽ có nhận thức rõ về các hoạt động gia tăng giá từ đó tích cực đónggóp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức.


Giảm thiểu lãng phí hữu hìnhvà vô hình


Nhờ loại bỏ các nútthắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền sản xuất. Giảm thiểu chi phí tồnkho của nguyên liệu đầu vào. Những doanh nghiệp sử dụng chiến lược sản xuấttinh gọn Lean Manufacturing sẽ có khả năng dự đoán chi phí, thời gian chu trìnhhiệu quả hơn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết và loại bỏ đến 90% phếphẩm.


Nâng cao hiệu quả sử dụngthiết bị, mặt bằng

Thông qua các côngcụ hữu ích như TPM, Cell Manufacturing (bố trí sản xuất mô hình tế bào). Mặtbằng sản xuất trung bình trên mỗi máy có thể giảm hơn 45%.


Tăng khả năng đối ứng linhhoạt


Thời gian sản xuấtvà chu trình được cải thiện sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Đặc biệtlà về sản lượng, chất lượng sản phẩm. Đồng thời giảm thiểu áp lực lên các yếutố đầu vào như con người, thiết bị. Đảm bảo tổ chức đạt được kết quả tốt vềthời gian chuyển đổi sản xuất.


Đầu tư vào triểnkhai mô hình Lean Manufacturing cũng một việc không hề dễ. Tuy nhiên, Lean làmột chiến lược có khả năng cạnh tranh mạnh về doanh thu, thị phần, lợi nhuận vàgiảm hàng tồn kho, chi phí sản xuất. Do vậy tuy mô hình sản xuất tinh gọn nàycần cân nhắc rất kĩ và cũng rất tốn kém trong triển khai nhưng lợi ích mang lạicũng rất cao.


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 20/4/2024 03:58 , Processed in 0.096896 second(s), 136 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên