Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Các bệnh thường gặp ở cá Koi | Dấu hiệu và cách chữa trị [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 20/10/2020 11:42:42
Cá Koi thường gặp những bệnh gì? Cá Koi loại cá đắt đỏ được mệnh danh là “quốc ngư” của Nhật Bản mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc hồ cá Koi không đúng cách thì chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Dưới đây là tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá Koi, dấu hiệu, cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả mà bạn cần biết.

Tổng hợp một số bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị
Cá Koi là loại cá chép quý đến từ Nhật Bản biểu tượng cho sự may mắn và quyền quý của gia chủ. Do đó, nuôi cá chép Koi hiện đang trở thành phong trào rất được giới thượng lưu yêu thích. Tuy nhiên, cá Koi thường dễ bị bệnh nếu bạn không hiểu về chúng. Hãy cùng Cảnh Quan Ngũ Sắc tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá Koi, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả dưới đây:

Các bệnh thường gặp ở cá Koi
Các bệnh thường gặp ở cá Koi

Bệnh nấm ở cá Koi (Fungus)

Dấu hiệu: Bệnh nấm ở cá Koi là căn bệnh khá phổ biến. Nấm có thể xâm nhập bất kỳ vào bộ phận nào của cá làm xuất hiện các vùng đốm, sùi lên như lớp bông ở trên bề mặt. Đặc biệt, bệnh nấm mang ở cá Koi rất khó phát hiện. Nguyên nhân xuất hiện do nhiệt nước lạnh và chất lượng nước kém.

Cách trị bệnh nấm ở cá Koi: Để điều trị bệnh nấm bạn có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng như Tetra Nhật để bôi lên vùng bị tổn thương. Điều này sẽ giúp cá hồi phục trở lại. Sau đó, bạn hãy sử dụng kháng sinh cho cá cũng như tăng muối, nhiệt độ trong hồ để Koi không bị lại.

Bệnh đốm trắng ở cá Koi (White spot disease)
Bệnh đốm trắng hay bệnh nấm trắng ở cá Koi là một trong những các bệnh thường gặp ở cá chép Koi. Nấm trắng sẽ xuất hiện và ăn ăn các tế bào, dịch dưới da và làm cá chết dần. Do đó, để tránh cá chết bạn cần xử lý bệnh kịp thời. Dưới đây là những chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện, cách trị và phòng bệnh ở cá Koi hiệu quả như:

Nguyên nhân: Bệnh nấm trắng xuấ hiện do nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm của không khí cao, hồ bẩn,… Điều này làm cho nấm trắng phát triển mạnh và xâm nhập vào cá Koi.

Biểu hiện: Khi bị bệnh nấm trắng trên da của cá sẽ xuất hiện các đốm trắng sùi lên. Điều này làm cho cá Koi bơi lờ đờ và bị biếng ăn.

Cách xử lý: Nếu bạn thấy cá xuất hiện dấu hiệu của bệnh thì hãy bắt cá ra chậu riêng rồi nhỏ vài giọt xanh methylen (khoảng 3-5 giọt). Ngoài ra, bạn có thể chữa bệnh này bằng thuốc trị nấm chuyên dụng. Bên cạnh đó, bạn hãy tăng nhiệt độ của bể cá lên ở mức 30–32 độ C. Lưu ý, bạn hãy đợi cá khỏi bệnh rồi mới đưa về bể lớn.

Cách phòng bệnh: Bạn hãy đảm bảo nước trong hồ luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, cá mới mua về hãy khử bệnh trước rồi sau đó mới cho vào bể. Ngoài ra, bạn có thể thể sử dụng lưới thủy sản nhằm hạn chế vi sinh vật tác động đến cá.

Bệnh thối đuôi hoặc vây (Treating tail rot)

Bệnh thối đuôi hoặc vây là một trong các loại bệnh thường gặp ở cá Koi biểu hiện cho chất lượng nước kém. Từ đó, vi khuẩn xuất hiện, lây lan, ăn đuôi và vây của cá Koi.
ca_koi_bi_dom_trang_1.jpg
Bệnh thối đuôi ở cá Koi
Bệnh thối đuôi ở cá Koi
Bệnh thối vây ở cá Koi
Cách chữa bệnh thối vây

Biểu hiện bệnh: Khi cá bị bệnh thối vây, thối đuôi sẽ có hiện tượng rách tả tơi, cá biếng ăn, bơi lờ đờ. Bệnh thối vây ở cá Koi cần được xử lý nhanh chóng để tránh làm cho cá chết.

Cách điều trị: Vớt cá bị bệnh ra khỏi bể và cho vào chậu riêng sau đó dùng thuốc trị bệnh thối đuôi, vây cá. Bên cạnh đó, bạn hãy vớt các con khác ra để dọn, vệ sinh bể.

Ngâm các phụ kiện trong nước nóng từ 5 đến 10 phút rồi đem đi rửa sạch. Bạn hãy thay toàn bộ nước của hồ cá sau đó kiểm tra độ PH trong bể. Nếu chưa đạt yêu cầu thì hãy cho thuốc kháng sinh, kháng nấm vào nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Lưu ý, nên cho cá ăn một cách vừa phải và đúng bữa.

Bệnh mang (Gill Maggots)
Bệnh mang hay bệnh nấm mang là một trong các bệnh thường gặp ở cá Koi thường xảy ra đối với cá nhỏ. Bệnh xuất hiện do một loại ký sinh trùng tấn công vào mang làm cho cá khó trao đổi oxy. Nếu bạn không nhanh chóng điều trị trong vòng 24 – 48h thì bệnh sẽ lây nhiễm rất nhanh.

Dấu hiệu: Bệnh nấm mang ở cá Koi sẽ làm cho cá lờ đờ, phần mang có các vết chấm màu trắng, màu đỏ, chảy máu, da bị phồng rộp hoặc có các đám bạc màu.

Cách điều trị: Để chữa bệnh nấm mang ở cá Koi bạn cần thay nước bể cá sau đó cho thêm Cloramin vào bể để khử trùng. Bên cạnh đó, bạn cần cho vitamin C vào thức ăn của cá để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra nguồn nước cũng như sử dụng các sản phẩm trị khuẩn, kí sinh trùng để bảo vệ cá.

Bệnh xù vảy ở cá Koi (Dropsy)
Xù vảy là một trong các bệnh thường gặp của cá Koi. Nếu người nuôi không phát hiện sớm và chữa trị cá rất có thể sẽ bị chết.

Cách chữa bệnh xù vảy ở cá Koi
Cách chữa bệnh xù vảy trên cá Koi
Bệnh xù vảy ở cá Koi
Bệnh xù vảy ở cá chép Koi

Dấu hiệu: Phần thân cá Koi sưng lên hơn so với bình thường, mắt bị lồi, vảy bị nâng lên. Cá Koi khi bị bệnh xù vảy thường ăn ít, bỏ ăn, bơi kém linh hoạt, nơi trên bề mặt nước.

Cách điều trị: Để chữa bệnh xù vảy ở cá chép Koi bạn cần cách ly những con bị bệnh. Sau đó, bạn cho cá tắm muối với nồng độ 5 – 6kg/1m3 nước/5 phút. Hãy thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần liên tục 3 – 4 ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Bệnh đốm đỏ
Bệnh đốm đỏ là bệnh của cá chép Koi hay gặp khi nuôi trong lồng và nuôi trong ao. Bệnh đốm đỏ ở cá Koi do vi khuẩn Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra. Thông thường, cá Koi mắc bệnh này là vào mùa xuân (tháng 3 – 4 dương lịch), mùa thu ( tháng 8 – 9 dương lịch).

Dấu hiệu: Khi bị bệnh đốm đỏ thân cá sẽ xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng, cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, màu sắc của da cá chuyển sang tối sẫm. Khi bệnh trở nặng thì các tia vây sẽ bị rách nát rồi cụt dần.

Cách chữa trị: Để điều trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi bạn hãy tách những con bị bệnh ra ao riêng. Hòa vôi bột với nước rồi té đều khắp ao với liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần nhằm tăng độ pH trong nước. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc tím để điều trị bệnh này.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho cá Koi hiệu quả
Để chăm sóc tốt nhất cho đàn cá Koi đắt tiền bạn cần quan tâm đến việc quản lý chất lượng hồ cùng chế độ ăn hợp lý. Dưới đây là những hướng dẫn cách phòng bệnh cho cá Koi để đảm bảo có luôn khỏe mạnh như:

Tẩy và dọn hồ kỹ càng trước khi thả cá.
Bón vôi CaCO3 (đá vôi), Ca(OH)2 để tiêu diệt mầm bệnh.
Sử dụng riêng các dụng cụ ao nuôi.
Mua cá có nguồn gốc rõ ràng, không bị nhiễm các mầm bệnh.
Cá mới mua về cần được cách ly kiểm dịch.
Lựa chọn giống cá khỏe mạnh.
Tắm cá bằng muối 3% trước khi thả nuôi.
Cho cá ăn vừa đủ để tránh ao nuôi bị ô nhiễm.
Tránh gây sốc cá.
Pha nước vôi loãng tạt đều ao để tiêu diệt mầm bệnh.
Không nuôi cá với mật độ quá cao.
Trên đây là các bệnh thường gặp ở cá Koi mà bạn cần biết để chữa trị một cách kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh trên cá Koi còn có rất nhiều loại khác nhau. Do đó, nếu bạn gặp khó khăn trong việc phòng bệnh và chữa trị thì hãy liên hệ ngay với Cảnh Quan Ngũ Sắc để được hỗ trợ nhanh chóng. Cảnh Quan Ngũ Sắc là địa chỉ chuyên thiết kế thi công sân vườn, hồ cá Koi, tiểu cảnh,… chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường.
Trích dẫn: https://canhquanngusac.com/cac-benh-thuong-gap-o-ca-koi-dau-hieu-va-cach-chua-tri

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 29/4/2024 18:47 , Processed in 0.122793 second(s), 136 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên