Kế toán là gì? Có bao nhiêu loại kế toán? Chức năng, nhiệm vụ của các loại kế toán trong doanh nghiệp là gì? Trong bài này chúng tôi sẻ chia sẻ một vài kiến thức chuyên sâu về các loại kế toán trong doanh nghiệp. Với những ai mới vào nghề kế toán và chưa hiểu và phân biệt được các loại kế toán trong doanh nghiệp thì bài viết này sẽ rất tuyệt vời giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn kế toán
1.Kế toán là gì?Kế toán là việc ghi lại các giao dịch tài chính trong quá khứ. Bên cạnh đó kế toán viên còn phải phân tích, xử lý, ghi chép, tính toán, tổng hợp số liệu tập hợp được từ chứng từ, số liệu. Đồng thời, họ cũng phải kiểm tra phân tích tính chính xác, tính pháp lý hoá đơn chứng từ thu thập được, từ đó cung cấp thông tin doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính cho cơ quan chủ quản. Có nhiều cách để phân loại ra các loại kế toán trong doanh nghiệp. Tùy theo từng doanh nghiệp mà công việc kế toán viên sẽ khác nhau. Các bộ phận trong kế toán của từng công ty cũng sẽ đảm nhận một công việc khác nhau trên danh nghĩa là kế toán. Xem thêm: Nghiệp vụ nhân sự tiền lương 2. khái niệm Các loại kế toán trong doanh nghiệp chính2.1 Khái niệm kế toán ngân hàngKế toán ngân hàng là toàn bộ công cụ để ghi chép bằng các con số dưới hình thức giá trị để phản ứng và giám đốc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ thuộc ngành ngân hàng. Để hoạt động, ngân hàng phải cần có rất nhiều tài sản. 2.2 Nhiệm vụ kế toán ngân hàng Kế toán ngân hàng yêu cầu tính chính xác cao nên nhiệm vụ của nó khá phức tạp so với các loại kế toán trong doanh nghiệp khác, nó được thực hiện theo các trình tự sau: – Kiểm tra hợp lý trong khi lập bảng kê khai, trình ký, đóng dấu trước khi nộp ra ngân hàng. – Kiểm tra tính pháp lý về thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp ra ngân hàng. – Kiểm tra, lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng. – Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng. – Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC. – Kiểm tra chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng. – In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm tra. – Kiểm tra số dư các tài khoản và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng. – Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền. 2.3 Kế toán thuế Thuế đóng một vai trò không thể thiếu để duy trì sự tồn tại của một quốc gia. Nó được hiểu là khoản thu bắt buộc không hoàn trả trực tiếp của Nhà nước từ các cá nhân và tổ chức, khoản tiền này được sử dụng vào việc đáp ứng tạo ra lợi ích chung trong xã hội. Do đó, việc đóng thuế là trách nhiệm bắt buộc của mọi doanh nghiệp.Kế toán thuế giúp kết nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế dễ dàng hơn, doanh nghiệp kinh doanh một cách ổn định hơn. Nhiệm vụ hạch toán kế toán thuếViệc thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước cần được thực hiện một cách rõ ràng và minh bạch. Theo các trình tự sau: – Lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế. – Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán. – Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế(nếu có). – Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn. – Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN. Để hiểu được khái niệm, cách thức hoạt động và sự khác biệt giữa các loại kế toán trong doanh nghiệp khá phức tạp vì lĩnh vực kế toán là một mảng nghiên cứu khá là rộng. Với những kiếm thức trên chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn hình dung được một vài điều cơ bản về kế toán. Nếu các bạn muốn hiểu biết thêm chi tiết về kế toán hay những thắc mắc trong bài đọc xin vui lòng liên hệ đến AZTAX – đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm về trong lĩnh vực này – để được tư vấn miễn phí về dịch vụ C&B trọn gói.
|