Thủng dạ dày được coi là một biến chứng nghiêm trọng và phổ biến của những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Chẩn đoán thường dễ vì trong đa số trường hợp các triệu chứng khá điển hình, rõ rệt. Điều trị đơn giản và đưa lại kết quả rất tốt nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Thủng dạ dày là như thế nào?
Thủng dạ dày là tình trạng trên dạ dày xuất hiện một hoặc nhiều lỗ. Khi bị thủng dạ dày, bạn có thể sẽ thấy có cơn đau quặn đột ngột xuất hiện, kèm theo đó có thể là triệu chứng sốt, nôn ói và ớn lạnh. Có rất nhiều tác nhân có thể gây thủng dạ dày, bao gồm viêm ruột, thủng ruột do bị vật nhọn đâm hoặc đây là biến chứng của các căn bệnh liên quan đến đường ruột,... Thủng dạ dày có thể xảy ra với bất kỳ ai, bệnh cực kỳ nguy hiểm vì có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh cần được điều trị tại cơ sở y tế có chuyên môn và kết hợp cả điều trị nội khoa lẫn ngoại khoa.
Đối tượng có nguy cơ mắc thủng dạ dày
Viêm loét dạ dày mạn tính sẽ nguy hiểm hơn và có thể gây biến chứng thủng dạ dày đối với các nhóm người như: người thường xuyên hút thuốc, thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm, có tiền sử viêm loét dạ dày, trên 50 tuổi, sử dụng các chất kích thích như bia rượu, người thiếu máu….
Xem thêm: Triệu chứng bệnh dạ dày trào ngược
Nguyên nhân gây thủng dạ dày
Bỏ bữa sáng: Bữa sáng là bữa quan trọng nhất và rất cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên có rất nhiều người xem nhẹ bữa sáng, thường hay bỏ bữa vì lý do bận rộn hoặc vì để giảm cân. Khi cơ thể nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng từ buổi sáng sẽ đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đảm bảo sự ổn định của đường huyết, bữa sáng không những không làm tăng cân mà còn giúp kiểm soát và duy trì vóc dáng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ cho hệ tim mạch và duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, ổn định để bắt đầu một ngày dài làm việc. Nếu như chúng ta thường xuyên không ăn sáng, dạ dày phải luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi. Ăn vào ban đêm: Rất nhiều người hiện nay có thói quen ăn vào ban đêm, do phải thức khuya làm việc hoặc những bạn trẻ thường thức khuya để chơi game hoặc lướt internet, điều này tưởng như vô hại nhưng vô hình chung lại là nguyên nhân lớn tác động xấu đến dạ dày. Ăn đêm có thể gây thừa cân, béo phì, trào ngược dạ dày hay mắc các bệnh về tim mạch. Trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày nên nếu ăn quá muộn thì thực phẩm sẽ khó tiêu hóa. Ăn tối muộn dẫn đến lượng protein cao bất thường trong nước tiểu có thể dẫn đến bệnh thận. Bên cạnh đó, ăn đêm khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Dạ dày cứ hoạt động như vậy trong lúc ngủ sẽ khiến cơ thể không thể nào nghỉ ngơi hoàn toàn mà rơi vào trạng thái khó ngủ, chập chờn.
Vi khuẩn HP - Tác nhân chủ yếu gây thủng dạ dày
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn đường tiêu hóa, sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính thậm chí là ung thư dạ dày. Nếu không phát hiện và điều trị dứt điểm thì vi khuẩn HP sẽ tấn công và làm thủng dạ dày, lâu dần dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Thủng dạ dày và những triệu chứng
Cơn đau ở vùng thượng vị, dạ dày rất mạnh, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù làm thế nào cũng không thể làm dịu được cơn đau. Bụng gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau hơn. Từ vùng thượng vị dạ dày, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng, lên đến ngực, vai và lưng. Hi vọng những thông tin mà Dạ dày Vitos đã cung cấp phía trên đã cho các bạn có được cái nhìn tổng quan về thủng dạ dày. Hiện nay ngày càng nhiều người Việt mắc các bệnh liên quan đến dạ dày và xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu cụ thể và rõ ràng với những biểu hiện khác thường trong dạ dày trước khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
|