Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng khiến cho bệnh nhân phải gánh chịu những cơn đau âm ỉ tại vùng lưng. Do đó làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động và di chuyển hàng ngày. Nếu không chữa trị một cách kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ bị bại liệt, teo cơ.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?Cột sống là khu vực quan trọng nhất trong hệ thống khung xương ở con người. Đây cũng là bộ phận phải gánh chịu nhiều áp lực và tổn thương nhất từ các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Bình thường, thoái hóa cột sống chỉ diễn ra tại hai khu vực chủ yếu là vùng cổ và thắt lưng. Chính vì vậy, có hai dạng thoái hóa thường gặp đó là thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng. Thoái hóa cột sống lưng: Thông thường, 5 đốt sống thắt lưng và 12 đốt sống lưng là khu vực dễ xảy ra tình trạng thoái hóa cột sống lưng nhiều nhất. Những người có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống lưng caoNhững đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn thường do một hoặc nhiều yếu tố gây nên. Cụ thể bao gồm:
- Tiêu chí tuổi tác: Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa cột sống thường xuất hiện lần đầu trong khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Triệu chứng xuất hiện tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.
- Giới tính: Nghiên cứu cho thấy trong những người độ tuổi 45 trở xuống thì nam giới bị viêm xương khớp nhiều hơn. Trong khi đó 45 tuổi trở lên thì phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Bệnh viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.
- Béo phì: Người bị béo phì, thừa cân sẽ gây gánh nặng cho cột sống. Cột sống sẽ phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài nên bị thoái hóa nhanh hơn.
- Người đã từng bị chấn thương xương khớp.
- Người bị mắc bệnh thoái hóa cột sống do di truyền. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người châu Á có xu hướng thấp hơn so với người Châu Âu. Trong đó bao gồm các bệnh lý bẩm sinh nhưng hẹp ống sống hoặc gai cột sống s1….
- Người làm việc hoặc có hoạt động thể lực tác động mạnh đến các khớp xương.
- Chế độ dinh dưỡng cũng có quan hệ trực tiếp đến việc hình thành thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị. Những người có chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin, magie, canxi và các khoáng chất khác thì cuộc sống sẽ dễ bị bào mòn hơn. Khả năng tái tạo xương khớp bị hạn chế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Ngược lại, dinh dưỡng cung cấp đầy đủ sẽ giúp ổn định tình hình bệnh.
Chia sẻ cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả nhấtTrong điều trị thoái hóa cột sống, người bệnh hiện nay có rất nhiều lựa chọn từ Đông đến Tây y. Dưới đây là các phương pháp điển hình nhất: Dùng thuốc Tây Một số nhóm thuốc người bệnh thoái hóa cột sống có thể được chỉ định dùng được liệt kê bên dưới. Tuy nhiên vì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà dùng thuốc cũng khác nhau. Do đó người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ chính xác nhất: Thuốc giảm đau. Thuốc có tác dụng chống viêm. Thuốc có tác dụng ức chế IL1. Tiêm corticoid tại chỗ. Làm vật lý trị liệu Vật lý trị liệu tập trung vào việc giảm đau, thông kinh hoạt lạc, tăng tuần hoàn máu đến xương khớp, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phổ biến như: - Châm cứu.
- Xoa bóp, bấm huyệt.
- Siêu âm.
- Dùng liệu pháp suối khoáng.
- Kéo giãn cột sống.
- Kích thích điện.
Thuốc thảo dược Nhiều loại thảo mộc tự nhiên có công dụng rất tốt giúp người bệnh giảm đau nhức cột sống như lá lốt, ngải cứu, xương rồng, cây dây đau xương, cỏ xước… đa phần các bài thuốc thảo dược này đều dễ dùng và an toàn nhưng tác dụng hơi chậm, do đó người bệnh có thể cân nhắc thêm. Phẫu thuật Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với những phương pháp điều trị thông thường khác. Mặc dù vậy, những biến chứng, rủi ro sau khi phẫu thuật cột sống là khá lớn nên người bệnh cũng nên cân nhắc kỹ càng. Trên đây là những chia sẻ bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng . Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm cách điều trị viêm bao gân cổ tay sau sinh. Vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.
|