Thời gian đăng: 29/3/2021 07:56:59
Tái chế rác thành vật liệu đốt
Gạch không nung, viên nhiên liệu đốt, dầu PO và nhiều sản phẩm hữu ích khác đã ra đời từ công nghệ MBT-CD.08 trong xử lý rác thải do Công ty TNHH Thủy lực - Máy nghiên cứu và chế tạo thành công may bien tan gia re.
“Rác cũng là nguyên liệu”
Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, mỗi ngày cả nước có khoảng 50.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có 27.000 tấn rác ở khu vực nông thôn, 23.000 tấn rác thải ở khu vực đô thị, nhưng chỉ có 20% số rác này được xử lý còn 80% là chôn lấp tự nhiên hoặc để lộ thiên. Tại các vùng nông thôn, cứ 1 tấn tác thải có gần 20% là rác nilon, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm rất nghiêm trọng tới môi trường bán biến tần giá rẻ, đe dọa trực tiếp tới sự phát triển bền vững của đất nước.
Vật liệu đốt được làm từ rác
Theo chủ trương của Chính phủ, đến năm 2010, Việt Nam sẽ phải hình thành một nền Công nghiệp Môi trường, phấn đấu giảm thiểu lượng rác chôn lấp xuống chỉ còn từ 10 đến 15% nhằm hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời tiết kiệm diện tích đất. Do đó, giải quyết bài toán về rác thải nên tập trung vào đầu tư cho công nghệ xử lý rác, thì mới đảm bảo tầm nhìn lâu dài và có tính quy hoạch bền vững.
Với tốc độ xả thải như hiện nay, không lâu nữa một số thành phố lớn sẽ không còn chỗ đổ rác. Tại Hà Nội, khối lượng rác tăng trung bình 15%/năm, với tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày đêm. Với đà này, các bãi chứa rác của Hà Nội sắp đầy ứ và không còn năng lực để xử lý. TP HCM mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác, một năm tiêu tốn trên 235 tỉ đồng để xử lý.
Về chất thải công nghiệp, kết quả thống kê từ nhiều nguồn cho thấy, tất cả các cơ sở công nghiệp của Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng đều phát sinh chất thải (rắn, lỏng và bùn) công nghiệp và chất thải nguy hại với khối lượng và thành phần khác nhau. Khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh lớn nhất tại TP HCM (900 -1.200 tấn/ngày, trong đó có 350-580 tấn chất thải nguy hại), Hà Nội phát sinh khoảng 70-100 tấn/ngày và Đà Nẵng khoảng 20-30 tấn/ngày. Khối lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại có thể cháy được chiếm 50-70% khối lượng chất thải.
Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm lượng rác thải y tế nguy hại tăng thêm khoảng 1.000 tấn và được xử lý chủ yếu bằng công nghệ đốt. Khoảng 95% rác thải y tế ở các bệnh viện được thu gom, trong đó 70% số rác thải được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp.
Ở nước ta hiện nay, việc xử lý rác đa phần là chôn lấp. Tuy nhiên, công nghệ chôn lấp và xử lý rác mà bấy lâu nay Việt Nam vẫn làm đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, nghiêm trọng nhất là các bãi rác thải đã gây ô nhiễm nguồn nước, khí thải và lãng phí tài nguyên đất. Theo một chuyên gia về môi trường cho biết, 98% rác vẫn được chôn lấp, với công nghệ xử lý còn thô sơ, nên thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là nước rỉ rác thải.
Công nghệ biến rác thành năng lượng
Công trình do Công ty TNHH Thủy lực – Máy phối hợp với Bộ Xây dựng đã hoàn thiện công nghệ xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành nhiên liệu và gạch không nung – không chôn lấp. Với ưu điểm xử lý chất thải công nghệ xanh thân thiện với môi trường, không chôn lấp, không gây ô nhiễm thứ cấp, tận thu túi nilon và kim loại để tái chế. Nhà máy xử lý rác thải công nghệ MBT-CD.08 không chiếm nhiều đất, hệ thống thiết bị dạng modul kín, không phát tán bụi và mùi, dễ dàng nâng công suất và tất cả rác thải đều phải xử lý theo hướng năng lượng tái tạo, tận thu triệt để và không chôn lấp. Ngoài ra công nghệ mới này còn tạo ra gạch không nung và viên đốt công nghiệp.
Một số sản phẩm được tái chế từ rác
Tất cả các loại rác có thể cháy được (giẻ, giấy, xơ, sợi…) sẽ được chế biến thành các viên nhiên liệu để sử dụng cho các lò hơi công nghiệp, lò nung xi măng hoặc đốt phát điện. Nhiệt trị đạt 2.000-3.000Kcal/kg. Rác không cháy được (đất, cát, gạch, đá, thủy tinh, sành sứ…) được nghiền nhỏ, trộn phụ gia để tái chế thành gạch xỉ. Nilon các loại được lọc lại để bán hoặc tái chế thành dầu đốt FO.
Công nghệ “Made in Vietnam” này giúp xử lý và tái chế đến 98% tổng lượng rác thải, chuyển hóa thành sản phẩm tái tạo có giá trị. Có thể lắp đặt gần khu dân cư, hay trong khu công nghiệp, dần hình thành một ngành kinh tế rác thải.
Công nghệ MBT-CD.08 đã được triển khai hiệu quả tại Nhà máy xử lý rác thải Sông Công (Thái Nguyên) với dây chuyền thiết bị công suất 50 tấn/ngày. Được triển khai trên khu đất tại xã Tân Quang, Sông Công, Thái Nguyên với diện tích 2ha, tổng mức đầu tư là 35,2 tỉ đồng. Đối với công nghệ viên đốt, theo Dự án đầu tư Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công, sau khi trừ chi phí đã có lãi 158.306 đồng/tấn. Ngoài ra công nghệ MBT-CD.08 cũng đã và đang được triển khai tại một số địa phương khác như: Khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam); Sơn Tây, Hà Nội; huyện Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu); huyện Di Linh (Lâm Đồng); huyện Yên Định (Thanh Hóa); huyện Yên Phong (Bắc Ninh).
Hiện công nghệ xử lý rác MBT-CD.08 đang tiếp tục được nghiên cứu biến tần giá rẻ, phát triển với việc chế tạo các mô đun phát điện, lò đốt rác công nghiệp, tái chế túi nilon và cao su thành dầu PO… góp phần xử lý rác thải công nghiệp, rác thải y tế và các loại rác thải độc hại khác. Hy vọng việc hoàn thiện công nghệ này sẽ giúp giải quyết tối đa loại rác thải độc hại như rác thải y tế và một số rác thải độc hại khác mà chưa loại công nghệ nào xử lý được triệt để, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến một Việt Nam “xanh”.
|
|