Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Hiểu biết về cách thức hoạt động của vắc-xin COVID-19 [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 10/5/2021 13:47:56
Hệ miễn dịch - Hệ thống phòng ngự của cơ thể trước bệnh truyền nhiễm

Để hiểu rõ cách thức hoạt động của vắc-xin COVID-19,  trước tiên tìm hiểu về cách thức cơ thể chúng ta chống lại bệnh tật. Khi mầm bệnh, như vi-rút gây bệnh COVID-19, tấn công cơ thể chúng ta, chúng tấn công và sinh sôi nảy nở. Sự tấn công này, còn gọi là lây nhiễm, là tác nhân gây ra bệnh tật. Hệ thống miễn dịch của chúng ta sử dụng một vài công cụ để chống lại lây nhiễm. Máu chứa các tế bào hồng cầu, chuyên chở ô-xi tới các mô và cơ quan trong cơ thể và bạch cầu hay các tế bào miễn dịch chống lại lây nhiễm. Các loại tế bào bạch cầu khác nhau chống lại lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau:

  • Đại thực bào là các tế bào máu trắng hấp thụ và tiêu hóa các mầm bệnh và các tế bào đã chết hoặc sắp chết. Các đại thực bào để lại các phần của mầm bệnh xâm nhập, được gọi là "kháng nguyên". Cơ thể xác định các kháng nguyên được coi là nguy hiểm và kích thích các kháng thể tấn công chúng.
  • Tế bào lympho B là các tế bào bạch huyết bảo vệ cơ thể. Chúng tạo các kháng thể tấn công các mảnh vi-rút mà đại thực bào còn để lại.
  • Tế bào lympho T là loại tế bào bạch huyết bảo vệ cơ thể. Chúng tấn công các tế bào trong cơ thể đã bị nhiễm bệnh.

Lần đầu tiên khi một người bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để cơ thể của họ tạo và sử dụng tất cả các công cụ cần thiết chống lại mầm bệnh để vượt qua tình trạng nhiễm bệnh. Sau khi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể ghi nhớ những gì nó đã học hỏi được về cách bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Cơ thể lưu giữ một vài tế bào lympho T, gọi là "tế bào ghi nhớ", nhanh chóng hành động nếu cơ thể gặp lại loại vi-rút tương tự. Khi phát hiện thấy kháng nguyên tương tự, tế bào lympho B tạo ra kháng thể chống lại chúng. Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu xem thời gian mà các tế bào ghi nhớ này bảo vệ một người khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19 là bao lâu.

Cách thức hoạt động của vắc-xin COVID-19

Các loại vắc-xin khác nhau tác động theo những cách khác nhau để tạo ra khả năng bảo vệ. Nhưng với tất cả các loại vắc-xin, cơ thể sẽ được cung cấp tế bào lympho T "ghi nhớ" cũng như tế bào lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút trong tương lai.

Thông thường, vài tuần sau khi tiêm chủng, cơ thể mới sản sinh ra tế bào lympho T và lympho B. Do đó, có thể có trường hợp một người bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin rồi sau đó bị bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch.

Đôi khi sau khi tiêm vắc-xin, quá trình tạo khả năng miễn dịch có thể gây ra các triệu chứng, như sốt. Các triệu chứng này là bình thường và là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch.

Các loại vắc-xin

Bên dưới là mô tả về cách thức mỗi loại vắc-xin thúc đẩy cơ thể ghi nhận và bảo vệ chúng ta khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19. Không có loại vắc-xin nào trong số này gây bệnh COVID-19 cho quý vị.

  • Vắc-xin mRNA chứa vật chất từ vi-rút gây bệnh COVID-19 để cung cấp hướng dẫn cho tế bào chúng ta về cách tạo ra các protein vô hại riêng có với vi-rút đó. Sau khi tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó, chúng phá hủy các vật chất di truyền từ vắc-xin. Cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.
  • Vắc-xin tiểu đơn vị protein bao gồm các mảnh (protein) vô hại của vi-rút gây bệnh COVID-19 thay vì toàn bộ mầm bệnh. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và kháng thể, những tế bào này sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.
  • Vắc-xin véc-tơ có chứa một phiên bản điều chỉnh của loại vi-rút khác với loại gây bệnh COVID-19. Bên trong vỏ tế bào vi-rút điều chỉnh có vật liệu từ vi-rút gây bệnh COVID-19. Vật liệu này được gọi là "véc-tơ vi-rút". Sau khi véc-tơ vi-rút vào trong tế bào của chúng ta, vật chất di truyền sẽ cung cấp các hướng dẫn cho tế bào tạo protein riêng có với vi-rút gây bệnh COVID-19. Dùng các hướng dẫn này, tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó. Điều này thúc đẩy cơ thể chúng ta tạo tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ cách chống lại vi-rút đó nếu chúng ta bị lây nhiễm trong tương lai.
Một số loại vắc-xin COVID-19 cần được tiêm nhiều hơn một liều

Để được tiêm chủng đầy đủ, quý vị sẽ cần hai liều đối với một số loại vắc-xin COVID-19.

  • Hai mũi tiêm: Nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 cần 2 mũi tiêm, quý vị được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNTechModerna cần được tiêm hai liều.
  • Một mũi tiêm: Nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 chỉ yêu cầu 1 mũi tiêm, quý vị được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm. Vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson's Janssen chỉ cần tiêm một liều duy nhất.

Nếu quý vị mới tiêm chưa đủ hai tuần hoặc vẫn còn cần được tiêm liều thứ hai, khi đó quý vị CHƯA được bảo vệ đầy đủ. Hãy tiếp tục thực hiện tất cả các bước phòng ngừa cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ (hai tuần kể từ liều cuối cùng).

Kết luận

Tiêm vắc-xin là một trong nhiều cách quý vị có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và người khác khỏi COVID-19.  Bảo vệ khỏi COVID-19 là vấn đề đặc biệt quan trọng với một số người, COVID-19 có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc dẫn tới tử vong.

Ngăn chặn môt đại dịch đòi hỏi phải sử dụng tới mọi công cụ có sẵn. Vắc-xin kết hợp với hệ miễn dịch của quý vị để cơ thể của quý vị sẵn sàng chống lại vi-rút nếu quý vị bị phơi nhiễm.

Sau khi quý vị được tiêm chủng đầy đủ phòng COVID-19, quý vị có thể bắt đầu làm một số việc mà quý vị đã phải dừng lại do đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang tìm hiểu ảnh hưởng của vắc-xin đối với sự lây lan COVID-19. Sau khi được tiêm chủng đầy đủ phòng COVID-19, quý vị nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa ở nơi công cộng hoặc khi quý vị ở gần những người chưa được tiêm chủng đến từ nhiều hơn một hộ gia đình.


Theo:

Trung Tâm Quốc Gia về Chủng Ngừa và Bệnh Hô Hấp (NCIRD)

,

Phân Ban Bệnh Do Vi-rút





Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 19/4/2024 09:49 , Processed in 0.126940 second(s), 138 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên