Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

TIÊN LƯỢNG NHỮNG “SỰ CỐ” TÂM LÝ CHO HỌC SINH BƯỚC VÀO THPT [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 14/6/2021 18:02:28

TIÊN LƯỢNG NHỮNG “SỰ CỐ” TÂM LÝCHO HỌC SINH BƯỚC VÀO THPT

- Hướng chọn trường cấp 3 ngoàiviệc để ý đến các vấn đề năng lực – nhu cầu học tập, thì yếu tố tâm lý là điềucần được quan tâm.

- Nhiều học sinh có kiểu nhâncách yếu hoặc thiếu kĩ năng thì ngay ở cấp mầm non, tiểu học các em đã có nhữngkhó khăn, đặc biệt là trong kết giao, tạo dựng và giữ gìn mối quan hệ. Tuynhiên thời điểm đó các biểu hiện thường không rõ ràng, các em cảm thấy khó khănnhưng chưa thể hiểu hoặc diễn tả khó khăn đó là gì. Vì vậy các em không thể tìmđược sự trợ giúp trừ khi cha mẹ là những người thực sự chú tâm vào con cái vàphát hiện, các em còn phụ thuộc vào sự bảo hộ của cha mẹ rất nhiều. Tuy nhiên, nhiềucha mẹ khi thấy một vài biểu hiện thì chủ quan nghĩ rằng “ đó là chuyện bìnhthường, lớn lên sẽ hết” hoặc “ ngày xưa mình cũng thế, có sao đâu”…họ bỏ qua cơhội giúp đỡ con ở thời điểm còn dễ dàng nhất.

- Học sinh hiện nay đặc biệt làhọc sinh thành phố thì được cha mẹ “ưu tiên” cho việc học tối đa. Việc tham giavào hoạt động lao động sản xuất phù hợp với gia đình hầu như không có, còn việctham gia vào hoạt động sinh hoạt hàng ngày như : nấu cơm, giặt quần áo, launhà… cũng bị giảm trừ tối đa để con “CÓ THỜI GIAN HỌC”. Thời gian học của contừ sáng tới tối+ học thêm. Chính sự “ưu tiên” này của cha mẹ vô hình chung lấyđi mất cơ hội rèn luyện và học tập các giá trị - kỹ năng sống của con.

- Khi các em vào cấp 2, các biểuhiện khó khăn bắt đầu thể hiện rõ hơn, đặc biệt là trong mối quan hệ bạn bè.Cấp 2 là lứa tuổi BẠN BÈ GIỮ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO. Bất kể là đứa trẻ con nhà giàuhay nhà nghèo, bố mẹ làm nghề gì nhưng nếu không kết giao được với bạn bè thìsẽ trở thành kẻ bị “ra rìa” đối với nhóm bạn. Chuyện phân bè chia nhóm làchuyện phổ thông. Bản thân các em không thích nghi với nhóm bạn được sẽ luônthấy tự ti, tủi thân, co cụm; các em có thể tìm các cách trong khả năng để cóbạn. Tuy nhiên với vốn kĩ năng sống ít ỏi do được bao bọc thái quá thì làm saocác em có thể chống chọi và qua khỏi ải này. Các em ấy rơi vào trạng thái “cảmgiác cô đơn” giữa đám đông…và dần các em có xu hướng tự cô lập mình. Trường họclà nơi vui vẻ để đến, nhưng khi các em gặp khó khăn với nhóm bạn và bị “ra rìa”thì việc đi học không khác gì cảm giác đi vào bãi chiến trường, đầy căng thẳngvà sợ hãi.Ấy vậy nhưng dấu hiệu này vẫn ít được học sinh và cha mẹ các em quantâm. Các em thì cứ cố chịu đựng, còn cha mẹ thì cho rằng “lớn lên sẽ qua thôi”.Một số cha mẹ thì dùng cách khuyên con “cứ mạnh dạn chơi với bạn rồi bạn sẽchơi với con”, “ai cũng chơi con ạ, thân chơi nhiều không thân thì chơi ít”… Xinthưa quý vị, con mà chơi được với bạn thì con đã không “rơi vào thảm kịch” này.Con đã cố rồi mà không được. Con không biết chơi với bạn như thế nào chứ khôngphải con không muốn chơi với bạn. Bạn bè là cả đời sống tinh thần của con mà.

- Cuối cấp 2 ngoài biểu hiện khókhăn trong việc kết giao với bạn khiến con buồn phiền thì còn có một số biểuhiện khác như: mối quan hệ với cha mẹ cũng bắt đầu trở nên trúc trắc, con íttâm sự với cha mẹ hơn, đôi khi còn né tránh giao tiếp. Khi cha mẹ hỏi nhiều thìcon trả lời cho xong bằng một từ hết sức trung tính : “BÌNH THƯỜNG” và vàophòng riêng. Nếu có hỏi thêm nữa thì khá cáu. Các vấn đề về học tập cũng bắtđầu rõ dần: sao nhãng - kém tập trung hơn trước, nhớ kém hơn trước, ngại học,chơi game…. thường xảy ra với nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên các em vấn chịu đựngđược và cha mẹ vẫn tiếp tục chủ quan như thế.

- Bắt đầu học cấp 3, những họcsinh vốn đã có các biểu hiện nêu như trên là nhóm học sinh gặp khó khăn toànphần trong giao tiếp kết giao và học tập. Em lúc này bị cô lập giữa bè bạn. Cảmgiác lủi thủi giữa đám đông lớp học là cảm giác kinh hoàng mà các em thường môtả với tôi. Thời điểm này thường dễ xảy ra các vấn đề trầm cảm học đường, rốiloạn lo âu, sang chấn tâm lý… với một số các biểu hiện đặc trưng như: các emchán nản buồn rầu, suy nghĩ quá nhiều không dứt, ăn ngủ kém chất lượng, khônggiao tiếp với người ngoài và có xu hướng đóng kín cửa một mình, học tập giảmsút, những trường hợp nặng thì nghĩ đến việc làm đau bản thân và dễ chịu vớicảm giác đó, tìm game hoặc thuốc lá điện tử để làm mình dễ chịu, nghĩ đến tựsát và có nguy cơ thực hiện hành vi. Đã đến lúc này thì thở còn đang mệt vớicác em huống chi nghĩ đến học hay làm vừa lòng người lớn.

- Với người Việt Nam mình thìchưa có thói quen đi tìm trợ giúp từ chuyên gia tâm lý vì họ ngại người khácbiết chuyện, hoặc vì chính người lớn đã làm tổn hại niềm tin của các em quánhiều nên các em dựng rào chắn với mọi đối tượng kể cả người giúp đỡ các em.Học sinh thì thường có thói quen lên Facebook vào các hội nhóm để đọc thông tinvà tự xem mình mắc vấn đề gì. Các em ạ, FB là mạng xã hội, có nhiều thông tinvà rất nhanh nhưng cũng có những cái chưa được kiểm chứng. Những lúc như nàyđừng ngần ngại mà tìm đến chuyên gia, nhất là các nhà tâm lý trường học vì họđược đào tạo bài bản và có thể giúp đỡ các em với các nguyên tắc đạo đức nghềbảo mật tốt nhất. Cha mẹ và học sinh nên bỏ thói quen “ĐỂ KHÓ KHĂN THÀNH BỆNHRỒI ĐI CHỮA” như thế người khổ và đau đớn chính là các em và cha mẹ.

Kết bạn, đặt câu hỏi và trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý TrầnThị Mạnh Linh.

Điện thoại/Zalo: 0963529988

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100003748497183

https://www.facebook.com/manhlinh.tamly.5


chuyện học trò.jpg


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 18/12/2024 09:06 , Processed in 6.451577 second(s), 94 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên