Nói với con rằng, gia đình chính là “đồng minh” của con
Hãy cho trẻ hiểu rằng, mẹ luôn đứng về phía trẻ. Điều này không có nghĩa là trẻ không tin tưởng gia đình mà do một số trẻ sợ sẽ làm cha mẹ thất vọng hay buồn phiền. Vì vậy, trước tiên, hãy cho con biết rằng, dù có điều gì xảy ra, mẹ vẫn luôn yêu thương và bảo vệ con. Đừng hành động theo quan điểm của bản thânKhi nghĩ rằng con có khả năng bị bắt nạt ở trường, một số phụ huynh có thể sẽ không có kiên nhẫn để tìm hiểu mọi việc rõ ràng và sẽ hành động theo ý của mình. Tuy nhiên, trẻ có thế giới riêng của con và trẻ làm theo những suy nghĩ của bản thân mình. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ nên bình tĩnh lắng nghe câu chuyện của con trước, hơn là chủ động hành động khi chỉ vì suy nghĩ của bản thân. Ghi chú lại lời con nóiBất cứ khi nào con bạn nói cho bạn biết chuyện bắt nạt là gì, hãy nhớ viết ra giấy. Hãy ghi chú cẩn thận “Thời gian – địa điểm – ai đã làm gì trẻ”. Nếu trẻ bị thương, hãy lấy giấy chứng nhận y tế tại bệnh viện hoặc chụp ảnh vết thương và cố gắng giữ bằng chứng rõ ràng. Dấu hiệu của sự bắt nạt – Hãy cẩn thận khi những điều này xảy ra!Mặc dù có sự khác biệt tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của trẻ, nhưng sau đây là một số dấu hiệu phổ biến nhận biết trẻ đang bị bắt nạt. - Có nhiều vết xước và vết cắt ngay cả khi trẻ nói rằng con đã bị ngã
- Đồ dùng học tập mang đến trường thường bị mất hoặc hư hỏng
- Dù con đã làm bài ở nhà nhưng thầy cô thường xuyên báo trẻ chưa nộp bài tập
- Điểm số bài kiểm tra và điểm học ở trường giảm đáng kể
- Đồng phục bị bẩn hoặc rách nhiều
- Khi trẻ tắm, có những vết bầm tím ở lưng, hai bên sườn và các bộ phận khác mà không thể nhìn thấy khi mặc quần áo
- Luôn nói không khỏe vào mỗi buổi sáng
- Thường xuyên đi học muộn và về sớm
- Tâm trạng buồn rầu, lo âu
- Cách trò chuyện không bình tĩnh, và đầy sự khó chịu hay sợ hãi
Trên đây là một số dấu hiệu của nạn bắt nạt học đường mà rất ít khi được giáo viên và phụ huynh để mắt đến. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào đó khác lạ gần đây, hãy lưu lại một số bằng chứng và đặc biệt chú ý đến tình hình của trẻ. Cách ứng xử với nhà trường khi trẻ bị bắt nạt
Nếu trẻ nói với mẹ về việc con bị bắt nạt ở trường, hãy cố gắng thu xếp và bàn bạc với nhà trường. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng có nên hay không khi nói về vấn đề này với nhà trường? Nhưng khi con cảm thấy đau đớn và khó chịu, thì mẹ rất cần phải là điều này. Có rất nhiều việc nếu bàn bạc sớm và đưa ra cách giải quyết, tình hình sẽ dần trở nên tốt hơn. Vì vậy, hãy đến gặp nhà trường càng sớm càng tốt mẹ nhé! Gửi nội dung trẻ bị bắt nạt bằng văn bảnĐiều tốt nhất là mẹ hãy gửi văn bản đến nhà trường. Giao tiếp bằng miệng có thể dẫn đến những vấn đề với những gì bạn nói và những gì bạn không nói về sau. Bởi vì đôi lúc sẽ có những sự hiểu lầm khi câu chuyện được kể lại nhiều lần từ người này sang người khác. Yêu cầu các biện pháp ngăn ngừa sự việc tái diễnĐiều quan trọng tiếp theo là phải yêu cầu nhà trường đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng bắt nạt tái diễn. Ngay cả khi vụ bắt nạt này được báo cáo và việc bắt nạt biến mất, khả năng lớn sẽ xảy ra bắt nạt ở một nơi khác mà không có bất kỳ biện pháp nào. Hãy luôn theo sát cho đến khi nhà trường áp dụng biện pháp thuyết phục. Khi nhà trường không giải quyết nạn bắt nạtKhi bạn báo cáo việc bị bắt nạt với giáo viên chủ nhiệm nhưng bạn không nhận được hồi âm, hoặc khi bạn hỏi ý kiến của hiệu trưởng nhưng bạn dường như không nhận được một biện pháp giải quyết nào, hãy xem xét tham vấn như hội đồng giáo dục và các chuyên viên khác. Đây là vấn nạn cần nhận được sự phản hồi nhanh chóng. Do đó, nếu mẹ cảm thấy có bất cứ sự chậm trễ, hãy suy nghĩ và hành động.
|