Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Hãy chọn Truy cập bằng mobile | Tiếp tục
Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao

Giáo dục áp đặt từ gia đình – hại nhiều hơn lợi [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 27/9/2021 13:50:17
Tác hại của “Giáo dục áp đặt” và những điều phụ huynh cần lưu ý

Ở một số quốc gia, có một thuật ngữ “Giáo dục áp đặt” thường được sử dụng. Giáo dục áp đặt ở đây không có nghĩa là đánh đập một đứa trẻ. Vậy, nó có ý nghĩa là gì? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ Giáo dục áp đặt là gì, tác hại của giáo dục áp đặt đối với trẻ em và những điều phụ huynh cần lưu ý.

Giáo dục áp đặt nghĩa là gì? 5.1.jpg

Giáo dục áp đặt là việc lợi dụng vấn đề tâm lý và áp đặt trẻ làm những việc quá sức. Giáo dục áp đặt không chỉ là bắt trẻ em phải học quá nhiều, mà còn cả khi con không thích nhưng vẫn ép trẻ học. Vậy thì, các hành động nào của cha mẹ được xem là giáo dục áp đặt? Dưới đây là một số ví dụ:

  • Thiết lập một lịch học dày đặc cho trẻ
  • Không cho con chơi cùng bạn bè
  • Bắt trẻ học tập và ôn bài đến khuya
  • La mắng, đánh trẻ khi học lực con không tiến bộ
  • Đe dọa trẻ em bằng cách đánh vào bàn và tường, la mắng, …
  • Nói những lời làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ
Những ảnh hưởng tiêu cực của việc giáo dục áp đặt lên trẻ

Giáo dục áp đặt sẽ đem đến những ảnh hưởng gì cho trẻ?

Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Chẳng hạn như, cha mẹ sẽ không cho trẻ ăn đủ bữa xem như một hình phạt nếu con không đạt được kết quả tốt trong học tập. Điều này còn được gọi là hành vi bỏ mặc trẻ. Và khi trẻ không được ăn uống đầy đủ, có thể bị thấp còi do không nhận được dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Ngoài ra, nếu tình trạng như vậy tiếp tục, trẻ có thể sẽ khó ăn uống đúng cách ngay cả khi đã cung cấp đủ chế độ ăn.

Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ

Trẻ em bị cha mẹ đặt áp lực lên trẻ sẽ trở nên sợ hãi, không dám làm trái ý cha mẹ do ảnh hưởng tâm lý. Từ đó, trẻ sẽ không dám tiếp xúc với những điều mới mẻ. Khả năng tò mò của con cũng dần sẽ mất đi. Tuy nhiên, sự tò mò là điều cần thiết cho sự phát triển trí tuệ. Vì thế, những đứa trẻ như vậy bị chậm phát triển trí tuệ so với những đứa trẻ khác. Cha mẹ mong muốn sự giáo dục nhiều này sẽ có thể cung cấp để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Thế nhưng, đây lại là điều cản trở sự phát triển trí thông minh ở con.

Ảnh hưởng tâm lý

Những đứa trẻ bị áp đặt quá nhiều sẽ có những tổn thương trong tâm hồn. Từ đó, khiến con trở nên thiếu tự tin vào bản thân, không muốn ý thức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác và trở nên thu mình. Sự phủ nhận bản thân có thể khiến con bị tổn thương, hoặc con có thể trở nên bạo lực và làm tổn thương người khác.

Những điều cha mẹ cần lưu ý để không vô tình áp dụng giáo dục áp đặt lên con

Đứng trên quan điểm của trẻ và suy nghĩ, cân nhắc

Điều đầu tiên, chính là suy nghĩ trên quan điểm của con. Hãy nghĩ mình là con và tưởng tượng rằng nếu sống như thế mỗi ngày, bạn sẽ có cảm giác như thế nào? Chẳng hạn như, mỗi ngày phải đến trường từ sớm, sau khi về nhà thì bị cha mẹ bắt phải hoàn thành xong bài tập mà không được nghỉ ngơi. Từ đó, mẹ có thể hiểu hơn về cảm giác của trẻ và có những quyết định thích hợp hơn.

Trò chuyện cùng con

Hãy thử lắng nghe trẻ mẹ nhé! Và hãy lưu ý rằng, đây sẽ là một cuộc trò chuyện chia sẻ, không phải là một cuộc thảo luận. Do đó, không nên lấy tâm thế của một người cha, người mẹ nói chuyện với trẻ. Mà hãy là một người bạn đang lắng nghe và thấu hiểu con.

Xem xét lại lời nói và hành động của bản thân

Khi một đứa trẻ phàn nàn hoặc đưa ra ý kiến, hãy nghĩ về khả năng đứa trẻ đó đúng và sai. Thông thường, trẻ muốn truyền đạt cảm xúc của bản thân bằng lời nói, nhưng trong một số trường hợp, con chưa biết cách diễn đạt như thế nào. Vì vậy, hãy nghiêm túc tiếp nhận những lời nói của trẻ và xem xét lại những hành động của bản thân mẹ nhé! Khi nhìn lại, bạn có thể nhận thấy điều gì đó hoặc bạn có thể nhận ra mình đã nhầm lẫn trong cách giáo dục. Tôn trọng ý kiến của con là điều vô cùng cần thiết để mẹ và con có thể thấu hiểu nhau, và cùng nhau trưởng thành.

Giáo dục áp đặt có thể làm tổn thương sâu sắc trái tim của trẻ. Cuộc sống của trẻ hãy để chính trẻ quyết định. Ngay cả khi con thất bại trên “con đường con đã chọn”. Điều này cũng sẽ giúp con học được những bài học quý giá và khôn lớn. Và cha mẹ, sẽ không là người áp đặt, mà luôn dõi theo trẻ, đưa ra những lời khuyên chân thành, giúp con có thêm động lực và sức mạnh để tiếp tục thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống.


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 16/4/2024 20:20 , Processed in 0.111497 second(s), 136 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên