Mẹ đã bao giờ tự hỏi “Làm thế nào để con có thể cao thêm?” Hoặc bản thân của bạn muốn trở nên cao hơn? Chiều cao chủ yếu được quyết định bởi di truyền, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Trong những năm gần đây, người ta đã báo cáo rằng quá trình phát triển chiều cao phụ thuộc vào việc bạn hỗ trợ cơ thể tốt như thế nào trong giai đoạn tăng trưởng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong thời kỳ tăng trưởng đột biến. Nếu mẹ nắm bắt được những điều này, sẽ dễ dàng giúp con phát triển tốt hơn. Giai đoạn tăng trưởng vượt bậc là gì?
Tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts) dùng để chỉ sự gia tăng chiều cao nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì. Trẻ em lớn lên mỗi ngày từ giai đoạn sơ sinh đến trước và sau khi trưởng thành. Nhưng người ta nói rằng chiều cao của trẻ phát triển nhanh chóng khi còn là trẻ sơ sinh và trong giai đoạn tăng trưởng vượt bậc này.Mặc dù có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng thời điểm “tăng trưởng vượt bậc” xảy ra là vào khoảng 11 tuổi đối với bé gái và 13 tuổi đối với bé trai. Thông thường, trẻ sẽ cao được từ 8~9cm trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu có một nguyên nhân nào đó ngăn cản sự phát triển chiều cao, chẳng hạn như cuộc sống khó khăn, không nạp đủ chất, trẻ sẽ không thể đạt được chiều cao tiêu chuẩn. Về sau, khả năng phát triển sẽ khó và chiều cao được cải thiện sẽ ngắn hơn so với những giai đoạn đầu. Quá trình tăng trưởng có thể được chia thành ba giai đoạn1.Giai đoạn sơ sinhThời gian phát triển nhanh nhất trong cuộc đời là trong độ tuổi từ 0 đến 1. Nhiều trẻ sơ sinh phát triển khoảng 25 cm một năm. Điều quan trọng nhất trong thời gian này là dinh dưỡng đầy đủ. Có sự phát triển khác nhau ở mỗi trẻ, nhưng nếu con tăng trưởng theo đúng tiêu chuẩn thông thường thì mẹ không cần quá lo lắng. 2.Giai đoạn trước dậy thìGiai đoạn này từ khoảng 4 tuổi đến trước khi bắt đầu dậy thì. Sau khi bước vào trường tiểu học, chiều cao của con sẽ tăng thêm từ 5 ~ 6 cm trong một năm. Trong thời gian này, điều quan trọng là hormone tăng trưởng được tiết ra bình thường. 3.Giai đoạn dậy thìTrong hầu hết các trường hợp, bé gái bước vào tuổi dậy thì ở độ tuổi 9-10 và bé trai ở độ tuổi 11-12, và đợt tăng trưởng chiều cao cuối cùng bắt đầu. Dường như độ dốc của đường cong tăng trưởng thay đổi bởi vì sự tăng trưởng chậm lại một chút trong năm trước tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì bắt đầu khi quá trình tiết “hormone sinh dục” bắt đầu. Cuối tuổi dậy thì, sự tăng trưởng chiều cao gần như dừng lại. Những điều cần lưu ý trong giai đoạn tăng trưởng này là gì?Đợt tăng trưởng chiều cao cuối cùng bắt đầu sau khi bước vào tuổi dậy thì. Trong thời gian này, hãy đo chiều cao của trẻ mỗi tháng một lần. Và nếu tăng trưởng chiều cao trong 3 tháng liên tục thì trẻ đã bước vào giai đoạn bứt phá tăng trưởng. Có ba điều cần chú ý trong giai đoạn bùng nổ tăng trưởng này. 1.Giấc ngủGiấc ngủ ngon và sâu rất quan trọng trong giai đoạn này. Hormone tăng trưởng sẽ dồi dào khi trẻ có một giấc ngủ sâu. Trong số đó, 3 giờ đầu khi chìm vào giấc ngủ là tiết nhiều nhất. Sau đó, cứ 3 giờ hormone tăng trưởng lại tiết ra. Vì vậy, nên đảm bảo con ngủ đủ 8 giờ. 2.Vận độngCần cho trẻ tập thể dục vừa phải để phát triển xương và xây dựng cơ thể. Tập thể dục điều độ sẽ kích thích tiết hormone tăng trưởng và giúp xương chắc khỏe.Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì tập thể dục quá mức sẽ làm con mất đi lượng calo cần thiết cho sự phát triển. Ngoài ra, nếu trẻ rèn luyện khi còn trẻ thì sức khỏe của xương sẽ tốt hơn khi con lớn tuổi. 3.Chất dinh dưỡngCanxi và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển của xương. Về cơ bản, hãy cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu protein, ít calo một cách cân bằng. Trong số đó, protein là tế bào của hầu hết cơ thể như cơ, da và xương. Canxi còn là nguyên liệu cho xương và răng. Tuy nhiên, một mình canxi không thể cấu tạo nên xương. Bổ sung cùng lúc magie và vitamin D sẽ làm tăng tỷ lệ hấp thụ canxi Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cơ thể có thể sản xuất vitamin D. Thêm vào đó, kẽm cũng giúp protein xây dựng tế bào và tham gia vào quá trình sản xuất và bài tiết hormone tăng trưởng. Vitamin K cũng giúp xương chắc khỏe, và phốt pho giúp canxi hình thành xương. (Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều phốt pho có thể dẫn đến mất cân bằng khoáng chất, mất xương và thiếu kẽm.) Người ta cho rằng, chiều cao “do di truyền quyết định khoảng 90%”. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng và rèn luyện đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện được chiều cao như mong muốn. Muốn con phát triển chiều cao tối đa, mẹ đừng bỏ qua giai đoạn hỗ trợ tăng trưởng nhé!
|