Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao? Phương pháp điều trị dứt điểm Lấy khoé móng chân bị sưng mủ không phải là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Muốn ring được bộ móng đẹp, lấy khoé móng là điều tất yếu. Nhận định này quả thật không sai nhưng việc lấy khóe móng quá sâu hay sử dụng dụng cụ chưa vệ sinh đã khiến không ít chị em gặp tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng. Phương pháp điều trị dứt điểm đối với việc lấy khoé móng chân bị sưng mủ là gì? Nguyên nhân của việc lấy khoé móng chân bị sưng mủCông đoạn không thể thiếu khi làm đẹp cho móng chân mà các tiệm làm móng đang sử dụng chính là lấy khóe móng. Bên cạnh với tác dụng làm đẹp cho móng, nhiều trường hợp sau khi lấy khoé móng chân bị sưng mủ. Thậm chí có người làm đẹp đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ việc này, đó là do xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn móng. Nguyên nhân chính có thể là do: Lấy khóe móng chân quá sâu và mạnh. Tiệm làm móng không đủ vệ sinh khi sùng dụng cụ lấy khóe không được tiệt trùng đều đặn. Lấy quá phần da dẫn đến hở khí của khóe móng gây tổn thương cho móng chân. Trên thực tế, đã có nhiều người phải hứng chịu cái kết cay về việc lấy khoé móng chân bị sưng mủ dẫn đến nhiễm trùng. Có bạn tâm sự đã dùng thuốc tiêu sưng để giảm sưng mủ mà tình trạng vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí còn diễn biến nặng hơn. Hầu hết những bệnh nhân khi đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán nhiễm đã đến giai đoạn nhiễm trùng nặng cần mổ ngay lập tức. Điều này cản trở rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt thường ngày, bất tiện đầu tiên là trong việc đi lại. Phương pháp điều trị và ngăn ngừa việc lấy khoé móng chân bị sưng mủTrước khi “bàn giao” chân của mình cho các tiệm chăm sóc móng, mọi người cần nghĩ đến và lường trước tác hại không thể ngờ đến của việc lấy khoé móng chân bị sưng mủ. Để đảm bảo an toàn nhất, tránh để móng chân bị sưng mủ và nhiễm trùng, chị em không nên can thiệp sâu vào khóe móng quá nhiều bằng cách thực hiện sau đây: Lau khô bàn chân và các ngón chân bằng khăn mềm sạch. Nhẹ nhàng massage vùng da xung quanh móng chân để cải thiện lưu lượng máu lưu thông đến khu vực móng chân, giúp giảm đau, hỗ trợ quá trình chăm sóc vết thương,… Sử dụng dũa móng tay cạo bỏ lớp da thừa phần móng để loại bỏ hết tế bào da chết. Sau mỗi lần ngâm móng chân, sử dụng thuốc mỡ kháng sinh và bôi thuốc lên phần ngón chân bị sưng mủ. Rửa chân bằng xà phòng và làm sạch móng chân trước và sau khi can thiệp vào chân. Khử trùng tất cả các dụng cụ cắt và các dụng cụ chăm sóc móng khác bằng cồn tẩy rửa hoặc oxy già và để khô tự nhiên. Nên ngâm chân trong nước ấm từ 15 đến 30 phút để làm mềm móng và da, thuận lợi và dễ dàng hơn cho các bước sau. Bạn có thể pha nước với dầu cây trà, giấm,muối Epsom, đó là các loại tinh dầu khử trùng rất tốt. Tuy nhiên, không thể khẳng định những phương pháp trên có thể điều trị bệnh lấy khoé móng chân bị sưng mủ một cách triệt để được, do đó, khi đã áp dụng một số cách trên mà vẫn không thấy hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể chấm dứt tình trạng sưng mủ dứt điểm và nhanh chóng. Khi nào bạn nên gặp bác sĩTrong hầu hết các trường hợp ở giai đoạn mới phát hiện, bạn có thể tự mình điều trị bệnh lấy khoé móng chân bị sưng mủ tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính với tính chất dai dẳng hoặc đã có những dấu hiệu của nhiễm trùng da, việc tự chăm sóc tại nhà có thể khiến bệnh thêm phần nghiêm trọng hơn. Bạn biết không, móng chân bị sưng mủ có thể lan rộng đến toàn bàn chân, cẳng chân, đã có trường hợp cả cơ thể, thậm chí từ sưng mủ thông thường có thể dẫn đến nhiễm trùng xương ngón và bàn chân. Vì thế, hãy để bác sĩ điều trị cho bạn nếu gặp một trong các triệu chứng sau: Bị đau móng chân khó đi lại bình thường được, tần suất xuất hiện những cơn đau ngày càng nhiểu Gặp phải các dấu hiệu nhiễm trùng như đau rát, đỏ hoặc mưng mủ trên móng chân Bị đau và nhiễm trùng không chỉ ở móng chân mà còn ở bất cứ nơi đâu trên bàn chân Có tiền sử về bệnh tiểu đường hoặc bệnh mãn tính nào khác Tình trạng móng chân bị sưng mủ không cải thiện sau 7 ngày điều trị và chăm sóc tại nhà. Lấy khóe móng chân thường xuyên và không đúng cách còn có thể gây ra bệnh móng chọc thịt, nhiễm trùng da ở kẽ móng, trầy xước da. Nếu muốn lấy khóe móng chân, bạn không cắt sát khóe móng. Khi mọc dài ra, móng cũng sẽ dễ có xu hướng không mọc thẳng và đâm vào thịt. Trong trường hợp này, tuỳ vào mức độ nặng, nhẹ mà có thể bạn sẽ được chỉ định làm tiểu phẫu móng chọc thịt. Để tránh tình trạng móng chân bị sưng mủ, mọi người nên tránh mang giày đế cao, bít mũi dẫn đến va chạm hàng ngày vào đầu ngón chân, nhất là ngón chân cái, gây ra tình trạng viêm sưng mủ, nhiễm trùng móng,…
|