Thuốc Vesicare 5mg được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là dược chất Solifenacin 5mg. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
1. Công dụng của thuốc Vesicare 5mgThuốc Vesicare 5mg có tốt không? Thuốc có thành phần chính là Solifenacin 5mg. Đây là 1 chất đối kháng thụ thể cholinergic đặc hiệu và cạnh tranh. Thuốc Vesicare 5mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau: l Điều trị triệu chứng tiểu tiện không tự chủ do thôi thúc (tiểu són); l Điều trị triệu chứng tiểu nhiều lần và tiểu gấp (có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt động). Chống chỉ định sử dụng thuốc Vesicare 5mg: l Người bệnh bí tiểu, tình trạng dạ dày - ruột nặng (gồm chứng to đại tràng nhiễm độc), bệnh nhược cơ nặng, glaucoma góc hẹp hoặc người có nguy cơ mắc các vấn đề trên; l Người bệnh quá mẫn cảm với hoạt chất, thành phần của thuốc; l Bệnh nhân đang thẩm phân máu; l Bệnh nhân suy gan nặng; l Bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy gan trung bình, đang điều trị bằng 1 chất ức chế CYP3A4 mạnh như ketoconazole. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Vesicare 5mgCách dùng: Đường uống. Bệnh nhân nên nuốt cả viên thuốc với nước, có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn đều được. Liều dùng: l Người lớn (gồm cả người cao tuổi): Liều khuyến nghị là 5mg/lần/ngày/ Nếu cần, có thể dùng liều tới 10mg/lần/ngày; l Trẻ em và thanh thiếu niên: Chưa xác định được độ an toàn của thuốc Vesicare 5mg trên nhóm đối tượng này nên không dùng thuốc cho trẻ em; l Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều dùng thuốc với người bị suy thận nhẹ tới trung bình (độ thanh thải creatinin trên 30ml/phút). Với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút) thì cần được điều trị thận trọng, không dùng quá 5mg/lần/ngày; l Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều dùng thuốc đối với bệnh nhân bị suy gan nhẹ. Với bệnh nhân suy gan trung bình thì nên điều trị thận trọng, không dùng quá 5mg/lần/ngày; l Với người dùng chất ức chế mạnh cytochrome P450 3A4: Liều Vesicare tối đa là 5mg khi điều trị đồng thời với ketoconazole hoặc các chất ức chế mạnh CYP3A4 khác như ritonavir, nelfinavir, itraconazole. Quá liều: Khi dùng thuốc Vesicare quá liều, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng kháng cholinergic nghiêm trọng. Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, người bệnh cần được điều trị bằng than hoạt. Nếu thực hiện cấp cứu trong vòng 1 giờ, có thể chỉ định rửa dạ dày (không nên gây nôn). Quên liều: Nếu người bệnh quên 1 liều thuốc Vesicare 5mg thì nên dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu gần với thời điểm dùng liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp như kế hoạch ban đầu. 3. Tác dụng phụ của thuốc Vesicare 5mgKhi sử dụng thuốc Vesicare 5mg, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: l Thường gặp: Nhìn mờ, buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, táo bón; l Ít gặp: Khô mắt, trào ngược dạ dày - thực quản, khô họng, viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, buồn ngủ, loạn vị giác, khô mũi, da khô, khó tiểu, mệt mỏi, phù ngoại biên,... Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc Vesicare 5mg, người bệnh nên ngưng sử dụng, báo cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Vesicare 5mgMột số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Vesicare 5mg: l Sử dụng thuốc Vesicare theo đơn của bác sĩ; l Nên đánh giá các nguyên nhân khác gây tiểu nhiều lần (bệnh thận hoặc suy tim) trước khi điều trị với thuốc Vesicare; l Nếu có nhiễm khuẩn tiết niệu, người bệnh cần được điều trị kháng khuẩn thích hợp; l Thận trọng khi dùng thuốc Vesicare 5mg ở bệnh nhân bị: Nghẽn thoát nước tiểu từ bàng quang có nguy cơ bí tiểu, rối loạn nghẽn dạ dày - ruột, nguy cơ giảm nhu động ruột, suy thận nặng, suy gan trung bình, dùng đồng thời với 1 chất ức chế CYP3A4, thoát vị khe thực quản/trào ngược dạ dày/thực quản, đang dùng đồng thời các thuốc có thể gây viêm thực quản, bệnh thần kinh tự động; l Ở những bệnh nhân có sẵn các yếu tố nguy cơ (khoảng QT dài có từ trước, hạ kali máu), khi dùng thuốc Vesicare có thể kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh; l Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Vesicare 5mg, đặc biệt là các triệu chứng buồn ngủ, táo bón, lú lẫn,... Triệu chứng buồn ngủ và lú lẫn có thể làm tăng nguy cơ té ngã; l Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở người bệnh tăng hoạt động cơ co bàng quang do nguyên nhân thần kinh; l Không dùng thuốc ở người bệnh không dung nạp galactose, kém thấp thu glucose - galactose hoặc thiếu hụt Lapp lactase; l Một số bệnh nhân sử dụng solifenacin succinate (hoạt chất chính của thuốc Vesicare) có thể bị phù mạch hoặc tắc nghẽn đường thở. Nếu xảy ra phù mạch, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và điều trị thích hợp; l Một số bệnh nhân khi dùng thuốc Vesicare đã gặp phản ứng phản vệ. Nếu điều này xảy ra, nên ngưng dùng thuốc và điều trị thích hợp; l Tác dụng tối đa của thuốc Vesicare 5mg có thể được xác định sớm nhất sau 4 tuần; l Thuốc Vesicare có thể gây nhìn mờ, buồn ngủ và mệt mỏi nên cần thận trọng khi dùng thuốc ở người lái xe, vận hành máy óc hoặc làm những việc cần sự tập trung, tỉnh táo; l Thuốc Vesicare 5mg có thể gây giảm tiết mồ hôi, khó thoát nhiệt, làm tăng nguy cơ đột quỵ do nhiệt. Do vậy, người dùng thuốc nên hạn chế sinh hoạt ở những nơi có nhiệt độ quá cao, tránh để cơ thể bị mất nước, đặc biệt là khi tập thể dục khi thời tiết nóng bức; l Thận trọng khi sử dụng thuốc Vesicare ở phụ nữ có thai và cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. ==>>Xem thêm thuốc Zytiga tại đây: https://asia-genomics.vn/thong-tin-thuoc/thuoc-vesicare-5mg/ https://ungthuphoi.org/thuoc-vesicare-5mg-vesicare-ho-tro-dieu-tri-benh-duong-tiet-nieu/ https://vietducinfo.com/thuoc-vesicare-5mg-cong-dung-lieu-dung-va-cach-dung/ https://volanphuong.net/thuoc-vesicare-5mg-solifenacin-la-thuoc-gi-gia-bao-nhieu/ THÔNG TIN LIÊN HỆ: Trụ sở chính: 134/01 Tô Hiến Thành, Quận 10, TPHCM Hotline: 0896976815 Email: ungthulagi@gmail.com #Vesicare #Vesicare_5mg #Solifenacin #Vesicare_healthyungthu
|