Thời gian đăng: 29/5/2015 11:45:45
Nguồn tham khảo :trung tâm tiếng hàn sofl+ google
Học tiếng Hàn Quốc để thi lấy bằng KLPT là một trong những mục tiêu hàng đầu của những người có nguyện vọng xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Ngày nay, xuất khẩu lao động là xu thế chung của nhiều công nhân Việt Nam, tuy nhiên Hàn Quốc vẫn là một thị trường khó tính với nhiều quy tắc, gây khó khăn cho công nhân nước ngoài. Cũng chính vì lẽ đó mà nhiều người Việt Nam sang Hàn Quốc lao động có xu hướng trốn ra ngoài, và trở thành lao động bất hợp pháp.
Bản tin lần này, trung tâm tiếng Hàn SOFL sẽ chia sẻ với các bạn về một số điểm trong Luật Pháp Hàn Quốc dành cho đối tượng lao động tại đất nước này nhé
Một số chính sách mới đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc cung cấp cho bạn thông tin về các quy định pháp luật giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi của mình.
Trên cơ sở Bản ghi nhớ (MOU) đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động theo chương trình EPS ký giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động - Việc làm Hàn Quốc ngày 31/12/2013 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm lao động ngoài nước đã triển khai hướng dẫn việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc để gửi sang cho chủ sử dụng lựa chọn đối với những đối tượng đã thi đỗ tiếng Hàn. Cục Quản lý lao động ngoài nước hướng dẫn một số quy định sau:
I. Qui định về việc xử phạt vi phạm hành chính
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định đã qui định một số biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động làm việc ở nước ngoài như sau:
Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ bị phạt tiền đến 100 (một trăm) triệu đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Cư trú trái phép tại Hàn Quốc sau khi hết hạn Hợp đồng lao động và hết hạn cư trú.
- Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng đã ký kết.
- Bỏ trốn tại sân bay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc.
- Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt những người lao động Việt Nam khác ở lại cư trú bất hợp pháp.
Biện pháp chế tài bổ sung đối với các trường hợp vi phạm sau khi đã bị xử phạt hành chính
Buộc về nước và không được đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với các trường hợp cư trú trái phép tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng, hết hạn cư trú và bỏ trốn khỏi nơi làm việc.
Buộc về nước và không được đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với trường hợp bỏ trốn tại sân bay.
Đối với trường hợp lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại Hàn Quốc trái qui định sẽ không được đi làm việc tại nước ngoài trong thời hạn 05 năm.
Lưu ý nội dung mới trong quy định xử phạt
Trường hợp người lao động Việt Nam đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc cư trú trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động trước ngày 10/10/2013, nếu tự nguyện về nước trong thời gian 3 tháng (tính từ ngày 10/10/2013 đến ngày 10/01/2014) sẽ được miễn xử phạt hành chính, không bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính nêu trên.
II. Qui định về việc ký quỹ
Ngày 21/8/2013 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc như sau.
Trách nhiệm của người lao động khi tham gia chương trình:
Thực hiện ký quỹ 100 (một trăm) triệu đồng trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc;
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Quyền lợi của người lao động:
Được vay tại ngân hàng Chính sách - xã hội tối đa 100 (một trăm) triệu đồng (nếu thuộc đối tượng được vay vốn) để thực hiện việc ký quỹ;
Được hoàn trả tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động, về nước đúng thời hạn;
Được hoàn trả tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) sau khi đã trừ các chi phí phát sinh nếu có trong thời gian làm việc theo hợp đồng hoặc phải về nước trước thời hạn do điều kiện khách quan thiên tai, ốm đau, tai nạn,...), người lao động không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã nộp tiền ký quỹ.
III. Hình thức xử lý tiền ký quỹ đối với trường hợp vi phạm:
Người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng, tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra (nếu có). Trường hợp còn thừa sẽ trả lại cho người lao động, trường hợp tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
Người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc:
a. Tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) không phải hoàn trả cho người lao động và được chuyển vào Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và các hoạt động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm tại địa phương.
b. Trường hợp người lao động vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ của người lao động (gồm cả gốc và lãi) sẽ được sử dụng để trả khoản vay ngân hành Chính sách - xã hội. |
|