Thời gian đăng: 9/4/2016 22:36:09
Nguồn tham khảo : http://tiengnhatcoban.edu.vn/
Giới trẻ Nhật Bản - Phụ nữ Nhật Bản thay đổi 180 độ? – Phần 1
Tiêu chuẩn “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” đã lỗi thời hay chăng?
Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia có sự phân biệt giới tính sâu sắc nhất trên thế giới. Thế nhưng đánh giá đó đã lệch lạc dần theo thời gian. Và Nhật Bản lại đứng trước một tình trạng báo động mới trong thời mở cửa.
Phụ nữ Nhật đồng nghĩa với Osin?
Thật ra trước thế kỷ XI, phụ nữ Nhật mới chính là trụ cột của gia đình, và có vai trò không nhỏ trên các lĩnh vực tôn giáo, chính trị, vì lúc ấy Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ. Tiêu biểu cho phụ nữ thời kỳ này là nữ hoàng Suiko, Saimei, Jito và Koken. Sau đó, cùng với sự du nhập của đạo Khổng và đạo Phật, Nhật Bản dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Tuy nhiên, phụ nữ ở tầng lớp thượng lưu vẫn được học hành tử tế và có quyền thừa kế tài sản cho đến thế kỷ XII. Trong thời Edo (1600 – 1868) êm ả tiếp theo, chế độ phụ hệ tiếp tục được xã hội Nhật hưởng ứng, thế là từ đó, phụ nữ bị đẩy hẳn vào tình trạng phụ thuộc.
Bắt đầu từ thời Minh Trị (1869-1912), đặc biệt là sau Thế Chiến II, vị trí của phụ nữ trong xã hội mới dần được khôi phục. Chính phủ đã tạo điều kiện để các cô gái được đến trường, song lại đào tạo họ trở thành những Ryosai Kembo – tức những người vợ đảm đang, bà mẹ mẫu mực. Khi Thế Chiến II kết thúc, Hiến pháp và Luật dân sự Nhật Bản đã được điều chỉnh, cấm bất cứ sự phân biệt giới tính nào trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Từ năm 1945, phụ nữ có quyền được đi bầu cử. Song thực tế, người ta đã không thi hành những biện pháp cải cách ấy một cách nghiêm túc. Và có rất ít vị trí trong chính phủ là của nữ giới, rải rác ở các lĩnh vực phụ nữ và giáo dục. Tuy nhiên, bà Ogata Sadako là một ngoại lệ, bà đã nắm giữ các chức vụ lớn như Cao ủy LHQ phụ trách người tị nạn, giám đốc nhân sự UNESCO, cố vấn phó tổng thư ký LHQ về các vấn đề kinh tế và xã hội, v.v… “Trọng nam khinh nữ” vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong xã hội Nhật Bản. Điều này thể hiện rõ nhất ở thị trường lao động.
=> theo dõi những bài viết khác tại Ngữ pháp tiếng Nhật sẽ có rất nhiều các chủ đề tiếng Nhật hay giúp các bạn thích thú
Trước đây, phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) đã đưa phụ nữ vào ngành dệt – lúc ấy đang là nguồn thu ngoại tệ chính của Nhật Bản – với mức lương rẻ mạt và điều kiện làm việc, sinh sống tệ hại.
Dần dần, tay nghề của phụ nữ được nâng lên vì họ phải làm thay công việc của “phái mạnh” trong các xí nghiệp để những người này “rảnh tay” đi lính trong Thế Chiến II. Số lượng lao động nữ dưới 19 tuổi cũng giảm đi, thay vào đó là những phụ nữ đã lập gia đình, vì nhiều phụ nữ Nhật bắt đầu có điều kiện học tiếp lên đại học, cao đẳng… sau khi tốt nghiệp trung học.
Trong các ngành dịch vụ, tỉ lệ phụ nữ nắm vai trò quản lý ở Nhật là cực thấp (9,3%) trong khi ở Mỹ là 44,3%, ở Đức là 26,6% và ở Na Uy là 30,6%.
Luật Tiêu chuẩn lao động Nhật Bản năm 1947 quy định nam và nữ giới phải được trả lương bằng nhau cho cùng một công việc, tuy nhiên rất ít công ty chấp hành quy định đó, họ thường giao cho phụ nữ những công việc ít có cơ hội thăng tiến, hoặc gán cho phụ nữ các công việc có tên gọi mới nhưng thực ra vẫn là việc nam giới thường làm (một kiểu bình mới rượu
cũ) để trả lương thấp, và ưu tiên các cơ hội thăng tiến cho nam giới…Lương hưu của một góa phụ được hưởng từ người chồng đã khuất có khi còn cao hơn lương của một phụ nữ độc thân đã đi làm nhiều năm.
=> xem tiếp chủ đề nên học tiếng Nhật giao tiếp ở đâu
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
|
|