Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Những biểu hiện và cách chữa bệnh rối loạn lo âu [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 28/4/2016 08:47:08
Bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh thường gặp ở người già, người trung niên và những người làm việc trí óc thường xuyên căng thẳng và stress dẫn đến tình trạng lo âu. Những người bị bệnh rối loạn lo âu thườn có đặc điểm chung là suy nghĩ về những chuyện trong quá khứ, những chuyện đã sảy ra và những chuyện mông lung không chú tâm vào hiện tại. Lúc nào cũng hư hư thực thực. Dẫn đến các căn bệnh như trầm cảm. Nó được coi là tình trạng tâm thần nhẹ và chưa đủ để phân loại vào các danh mục của bệnh tâm thần.

Bệnh có thể được chữa khỏi nếu tìm ta được nguyên nhân gây bệnh để điểu trị. Quan trọng vẫn là việc giúp cho người bệnh thư giãn, tránh suy nghĩ nhiều đặc biệt là những điều không sảy ra hoặc đã sảy ra.
Đọc thêm: Triệu chứng rối loạn lo âu

Stress
Stress là tình trạng căng thẳng thần kinh, từ nặng đến nhẹ, thường gây cảm giác nhức đầu mệt mỏi. Khi bạn vượt qua được nỗi stress thì bạn sẽ dần trở nên mạnh mẽ và can đảm hơn để đối mặt với những chuyện khó khăn hơn trong cuộc sống. Rèn luyện trí não dám đối mặt và đưa ra phương án xử lý mà vẫn đảm bảo được sự thư giãn trong đầu.

Ngược lại nếu bạn không thể vượt qua nỗi stress, lâu dần nó sẽ dẫn đến các bệnh như trầm cảm, lo âu, tự kỷ kéo dài.

Rối loạn lo âu
Là bệnh mà người bệnh không biết mình đang lo lắng cái gì, cứ mông lung lúc sợ cái này lúc sợ cái kia mà mặc dù nó không có thật. Hiện nay do áp lực công việc và học tập có nhiều người đi khám bác sĩ về bệnh rối loạn lo âu ngày ootj tăng. Nếu bạn cảm thấy mình có triệu chứng lo lắng, lúc nào cũng bồn chồn và không biết được rõ mình đang lo lắng cái gì. Hãy đến các trung tâm y tế khoa thần kinh để được các bác sĩ khám và điều trị bệnh một cách kịp thời nhé.

Ngoài ra, vì triệu chứng dễ thấy và thấy sớm nhất là hồi hộp đánh trống ngực (lo vô cớ) nên số lượng bệnh nhân đi khám bác sĩ tim mạch cũng nhiều và đôi khi được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim hoặc rối loạn chức năng thần kinh tim. Chỉ đến đến khi các triệu chứng trên kéo dài và chưa được dùng đúng thuốc chuyên khoa nên bệnh không giảm, thì lúc này mới đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Các rối loạn lo âu gồm nhiều loại khác nhau như lo âu lan tỏa, cơn hoảng loạn, lo âu và trầm cảm hỗn hợp… Nếu các triệu chứng lo âu hiện diện cùng lúc với các triệu chứng trầm cảm thì các bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khuynh hướng chẩn đoán là trầm cảm. Như vậy, có thể hiểu suy nhược thần kinh còn có cả trầm cảm
Xem thêm: rối loạn lo âu có chữa được không

Trầm cảm
Trầm cảm được biểu hiện bằng các triệu chứng: buồn chán, không còn quan tâm hứng thú, mất ngủ, bứt rứt hoặc chậm rề rà, thiếu hụt năng lượng để làm việc, cảm thấy vô dụng, có lỗi và hay nghĩ tới cái chết… Trầm cảm có thể biểu hiện triệu chứng ở từng lúc hay thời gian khác nhau, hoặc sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác. Có người chỉ xuất hiện một cơn trầm cảm, mức độ có cả nặng và trung bình. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử.

Tóm lại, tên gọi suy nhược cơ thể ngày nay không còn phù hợp vì không nêu được bệnh lý cụ thể. Trong khi đó, suy nhược thần kinh là tên gọi chung cho các rối loạn lo âu, trầm cảm, ám ảnh sợ và cơn xung động hành vi do lo sợ quá mức, các phản ứng liên quan đến stress, các rối loạn giả bệnh…

Suy nhược thần kinh nếu không điều trị đúng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Stress nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến sức khỏe kém thậm chí kiệt sức, tình thần bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên rất dễ dẫn đến tự tử. Các rối loạn ám ảnh khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.

Điều cần làm khi bị suy nhược thần kinh
Khi nghi ngờ có hiểu hiện của suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đến khám bệnh ở các bệnh viện tâm thần, khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện. Trước kia Bệnh viện Tâm thần TP.HCM và các bệnh viện tâm thần khác là những nơi chữa trị cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt mà chúng ta hay gọi là bệnh “điên” là chính. Nhưng hiện nay, các bệnh viện này đều chữa trị cho tất cả các dạng bệnh tâm thần khác.

Khi dùng thuốc bệnh nhân cần theo đúng toa bác sĩ. Không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác, vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc hay do không “hợp thuốc”.

Một số cách phòng ngừa suy nhược thần kinh

- Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…
- Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.
- Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở
- Tránh ích kỷ, thù hằn
- Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.
Trên đó là những dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa bệnh rối loạn lo âu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và tìm cách phòng và điều trị. Chúc bạn có một sức khỏe tốt

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 16/12/2024 22:30 , Processed in 0.124969 second(s), 131 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên