Lưu ý sử dụng xe tay ga mùa mưaXe tay ga tiện lợi nhưng cũng hay gặp rắc rối khi chạy vào mùa mưa. |
Ngập nước và trời mưa khiến xe tay ga dễ chết máy |
Xe tay ga đang dần phổ dụng bởi tính tiện dụng cùng thiết kế thời trang của nó. Mua xe thì đơn giản, song sử dụng chúng đúng cách lại là chuyện khác. Điển hình như các rắc rối rất dễ phát sinh khi sử dụng xe tay ga trong mùa mưa sắp tới.
Trục trặc nếu trời mưa
Đặc điểm của xe ga là dễ vận hành. Nhiều người cũng quan niệm chuyện bảo dưỡng xe cũng rất đơn giản. Cứ định kỳ thay nhớt là ổn. Song đó chỉ là nhận định đúng về mặt lý thuyết. Cách sử dụng xe mới là vấn đề cốt lõi. Dù có thay nhớt định kỳ nhưng nếu sử dụng xe không đúng cách thì chỉ trong thời gian ngắn, chiếc xe của bạn sẽ gặp vấn đề. Và hầu hết trục trặc phát sinh ở xe ga tại thị trường Việt Nam đều có liên quan đến… mưa.
Hầu hết các xe tay ga hiện nay đều sử dụng dây cu-roa để truyền động. Thiết kế này tỏ ra khá ưu việt bởi việc thay đổi tỷ số truyền rất mượt, lại khá an toàn và dễ sửa chữa, thay thế khi có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, do phụ thuộc rất nhiều vào lực ma sát giữa dây cu-roa nên điều kiện môi trường ẩm chính là kẻ thù của hệ thống truyền động này. Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa sẽ giảm đáng kể, cộng với mô-men xoắn quá cao của máy, khiến hệ thống truyền động không thể vận hành bình thường. Biểu hiện thường thấy của hiện tượng này là việc dù tăng ga nhưng chiếc xe của bạn vẫn trơ ra, không hề chạy, thường hay gặp vào mùa mưa.
Khả năng chống thấm thấp
>>Xem thêm: Tổ chức sự kiện Sài Gòn Light, công ty cung cấp PG chuyên nghiệp, cho thuê MC giá rẻ, cung cấp người mẫu ảnh đẹp, cho thuê ca sĩ chuyên nghiệp,...
Nhưng bộ truyền động kín thế thì làm sao bị ẩm hay thấm nước được? Thật ra do cấu tạo chung của dây cu-roa ở xe ga là được làm mát bằng gió nên khả năng chống thấm của hệ thống truyền động này rất thấp. Do vậy, khi bạn chạy qua các đoạn đường ngập nước, lượng nước bắn lên hoàn toàn có thể thâm nhập vào bên trong bộ phận truyền động này. Hơn nữa, do đặc tính sử dụng hộp số vô cấp nên các xe tay ga hiện nay đều có vòng tua máy hoạt động khá lớn. Lượng nhiệt tích tụ quanh động cơ rất cao. Khi đó, chỉ một lượng nước bắn vào, làm giảm nhiệt đột ngột sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ ron máy, hay nghiêm trọng hơn là làm rạn nứt vỏ máy.
Trong trường hợp này, một số người dùng còn đối mặt với tình trạng nước thâm nhập vào hộp chứa dầu, khiến khả năng bôi trơn của dầu giảm đáng kể, dễ gây hỏng hóc các bộ phận bên trong động cơ.
Một vấn đề khác là khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể khi xe đang vận hành trong mưa. Do thiết kế của xe ga có trọng lượng tập trung chủ yếu ở phần thân sau, do đó, nếu chẳng may phanh bị ướt, khó bám, rõ ràng khả năng phanh sẽ giảm đáng kể. Mà dù khả năng phanh không bị ảnh hưởng, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro khả năng bám đường của bánh xe giảm, khiến xe dễ bị trượt khi bạn cố gắng phanh quá gấp.
Rủi ro cuối cùng là các trục trặc ở bộ phận điện tử trên xe. Đa số xe tay ga đều sử dụng khá nhiều thiết bị điện tử. Việc sử dụng thường xuyên trong môi trường nước sẽ dễ gây ẩm mốc các thiết bị này, làm giảm tuổi thọ hay nặng hơn là tê liệt toàn bộ hệ thống, khiến xe bạn không vận hành được.
Hạn chế rủi ro khi sử dụng xe tay ga * Vào mùa mưa, bạn nên tránh cố chạy qua các đoạn bị ngập nước, nhất là khi nước ngập quá cao và bạn đang tải nặng (chở hai). Khi bất đắc dĩ phải chạy qua các đoạn đường này, bạn nên giữ xe chạy ở vận tốc thấp, tăng ga nhẹ nhàng để duy trì độ ma sát cần thiết ở dây cu-roa. * Khi thấy tăng ga nhưng xe không chạy, bạn tắt máy ngay và dẫn bộ qua vùng ngập, để khoảng 5-10 phút cho nhiệt độ có sẵn trong máy là bốc hơi một phần nước rồi, hãy khởi động lại. Tuyệt đối không cố tăng ga để chạy qua vùng ngập nước. Thậm chí, khi đã chạy qua đọan đường ngập nước, tốt nhất bạn nên dừng xe và giữ cho động cơ hoạt động không tải 2-3 phút để làm khô phần nước bám vào dây cu-roa nếu có. * Không sử dụng thắng trước khi vận hành trong trời mưa. Độ bám kém của vỏ xe cùng phân phối trọng lượng không đều sẽ khiến xe dễ bị trượt, gây tai nạn. * Sau khi xe bị ngập nước, bạn nên đưa ngay đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay dầu máy, dầu hộp số nhằm đề phòng trường hợp nước bị ngấm vào dầu. |
Theo Thanh Niên